Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dược thiện dùng cho bệnh táo bón

Bình thường trên 2 ngày không đi tiêu được hoặc mỗi ngày đi tiêu không thuận lợi phải rặn nhiều lần,đi lâu, phân khô cứng, đi rồi vẫn cảm thấy đầy bụng, đó gọi là táo bón.

Bên trong trực tràng phần lớn thời gian là trống, ruột kết khi đưa phân đến, trực tràng sẽ mở rộng làm cho cơ quan cảm nhận bị kích thích sẽ truyền ý thức thải phân đến vỏ đại não và đại não truyền tín hiệu đến cơ quan hiệu ứng để hoàn thành hoạt động thải phân. Một khi cơ quan cảm nhận áp lực thành trực tràng gặp trở ngại do nguyên nhân nào đó, quá trình hoạt động thải phân bị rối loạn, chức năng nhu động ruột bị suy yếu, phân không thải kịp thời, lưu lại ruột lâu mà sự mất nước quá nhiều làm cho phân khô tạo ra chứng táo bón.

Táo bón lâu ngày sẽ làm rối loạn chức năng thần kinh dạ dày và ruột, đắng miệng, hôi miệng, chán ăn…làm ảnh hưởng đến chức năng đại não gây chứng mất ngủ, đau đầu, mộng mị, bực bôi, giảm trí nhớ, rối loạn tình dục, da sạm đen, nổi mụn, tàn nhang. Táo bón lâu dài có thể gây bệnh trĩ, đi tiêu ra máu, nứt hậu môn.

Phụ nữ mang thai càng không nên để bị táo bón.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây táo bón nhưng chủ yếu là thiếu nước làm phân quá khô, nhiệt  tích tụ trong cơ thể làm tiêu hao nước. Một nguyên nhân khác gây táo bón là nhu động đại tràng quá chậm. Muốn đại tràng vận động nhanh thì tuần hoàn khí phải đầy đủ, nếu vì áp lực gây khí trệ hoặc khí không đầy đủ sẽ không đủ động lực để bài tiện dẫn đến suy giảm chức năng bài tiện. Ngoài ra nếu đại tràng nhiễm lạnh, nhu động cũng chậm đi gây táo bón.

Nghiên cứu gần đây cho thấy vi khuẩn trong đường ruột luôn tiết ra nhiều độc tố như indole, heterorauxing… cơ thể hấp thu những độc tố này dẫn đến ngộ độc mạn tính làm tăng nhanh sự suy lão. Vì thế phải giữ cho đại tiện thông suốt để giảm hấp thu độc tố từ phân sẽ làm chậm sự lão hóa, kéo dài tuổi thọ. 

Nguyên tắc dưỡng sinh

Theo Đông y, bệnh do đường ruột tích nhiệt, khí huyết bất túc gây ra, phải điều trị bằng phương pháp thanh nhiệt nhuận tràng, dưỡng âm sinh tân, bổ khí huyết. Nên vận động nhiều như: nhảy cao, nhảy dây, chạy bộ, đi bộ để thúc đẩy nhu động ruột. Khi đi tiêu nên xoa bụng theo chiều kim đồng hồ hoặc đưa mông lên xuống nhẹ nhàng vài lần giúp phân dễ tuột xuống.

Nên ăn các loại rau quả có tác dụng bổ khí,  trấn nhiệt và thông tiện như: mè, khoai lang, khoai tây, măng, củ cải trắng, hẹ, nấm rơm, mồng tơi, rau dền, mướp, chuối, đu đủ, sung, lê, hồ đào,…và uống nhiều nước. Tạo thói quen bài tiện có quy luật, kiêng uống rượu, trà, cà phê, các loại thức ăn kích thích như cay, nóng.

GIỚI THIỆU CÁC MÓN CANH DƯỠNG SINH 

1. Bì heo nấu rau cải:

Nguyên liệu:

- Rau cải trắng 250g

- Nấm hương 30g

- Cà rốt 100g

- Thịt nạc heo 50g

- Bì heo 250g.

- Gia vị vừa đủ (gừng tươi cắt sợi, hành hoa, muối, bột ngọt, dầu mè).

Cách làm:

Nguyên liệu rửa sạch cắt miếng vừa ăn, cà rốt thịt nạc và bì heo cắt sợi. Xào sơ bì, thịt heo, cà rốt, cải  và nấm cho thơm rồi cho nước vừa đủ dùng nấu sôi cho gừng, nêm gia vị vừa ăn, cho hành, dầu mè vào là được, ăn với cơm.

Công dụng: Tư âm dưỡng nhan, hòa huyết nhuận da, thích hợp với người bị táo bón.

2. Canh khoai tây nấu dưa chua:

Nguyên liệu:

- Khoai tây 300g

- Dưa chua 100g

- 1 quả ớt

- Gia vị (gừng, hành củ, hành lá, nước dùng xương heo, muối, tiêu, dầu mè)

Cách làm:

Nguyên liệu rửa sạch, khoai cắt miếng vừa ăn, cải chua và gừng tươi cắt sợi. Cho khoai tây vào nước dùng nấu chín thêm gừng, củ hành, ớt nấu 10 phút vớt bỏ hành, gừng. Cho khoai, ớt ra tô rưới dầu mè. Bỏ cải chua vào nồi canh nấu chín nêm vừa ăn múc ra tô khoai thêm chút hành lá cắt nhuyễn cho thơm, ăn với cơm.

Công dụng:

Khoai tây tính bình vị ngọt, giúp hỗ trợ điều trị các chứng tiêu hóa không tốt, táo bón theo thói quen. Khoai tây và cải chua có nhiều chất xơ làm thúc đẩy dạ dày và nhu động ruột, cải chua có men trợ giúp tiêu hóa, món canh này làm giảm chứng táo bón.

3. Măng tươi nấu thịt:

Nguyên liệu:

- Thịt heo 250g

- Măng 250g

- Nước dùng

- Gia vị: xì dầu 50g, dấm 15g, rượu gạo 10g, dầu mè 10g, muối, bột ngọt, gừng, hành.

 Cách làm:

Thịt heo trần nước sôi vớt ra rửa sạch cho vào nồi thêm nước, rượu, gừng, hành nấu vừa chín tới vớt thịt ra cắt sợi. Măng luộc chín cắt miếng vừa ăn. Xì dầu, dấm, muối, bột ngọt hòa thành nước gia vị. Trần măng 3 phút, cho thịt vào nồi nước dùng vớt ra sắp măng ở dưới , thịt lên trên đổ chén nước gia vị vào trộn đều, thêm dầu mè và cho vào dĩa ăn nóng với cơm, nước dùng làm canh,

Công dụng: Món ăn này giúp tư âm dưỡng vị thích hợp với những người bị táo bón.

4. Canh mã thầy rau muống:

Nguyên liệu:

- Rau muống 300g

- Mã thầy bỏ vỏ 10 cọng

- Gia vị (muối, bột nêm)

Cách làm:

Rau muống rửa sạch cắt khúc, cho mã thầy với 3 chén nước nấu sôi, thêm rau muống nấu chín nêm vừa ăn.

Công dụng: Lượng chất xơ trong rau muống phong phú sẽ thúc đẩy nhu động ruột và dạ dày, giúp tiêu trừ cholesterone, triglyceride. Món canh này thông tiện, giải độc, giảm độ acid phòng ngừa rối loạn vi khuẩn ruột, giảm tỉ lệ phát bệnh ung thư. Ăn canh này thường xuyên có thể đề kháng trước các loại vi khuẩn staphylococcus saureus, streptococcus, phòng ngừa cảm nhiễm trúng nắng mùa hè.

5. Canh đọt đậu nấu cá viên:

Nguyên liệu:

- Cá viên 100g

- Đọt đậu 150g

- Tỏi 10 tép

- Gia vị: muối

Cách làm:

Nguyên liệu rửa sạch, phi tỏi cho thơm thêm nước nấu sôi, cho cá viên nấu sôi, thêm đọt đậu vào nấu chín nêm vừa ăn.

Công dụng: Đọt đậu là mầm non của đậu hòa lan, giá trị dinh dưỡng cao, nhiều chất xơ có thể thúc đẩy dạ dày và nhu động ruột, làm sạch đường ruột phòng ngừa táo bón.

6. Canh nấm nấu sữa:

Nguyên liệu:

- Nấm Bắc khẩu 100g

- Bột mì 100g

- Thịt heo 100g

- Sữa tươi 1 chén, bánh mì sấy.

- Gia vị: muối, bột ngọt, tiêu, rượu vàng, dầu nành, nước dùng.

Cách làm:

Nấm, thịt rửa sạch cắt miếng. Cho thịt, thêm rượu vàng nấu lửa nhỏ đến khi chín. Dầu sôi cho bột mì xào đến khi có màu vàng cho thịt, nước dùng, thêm sữa khuấy liên tục đến khi sệt, cho nấm vào nấu sôi, nêm gia vị vừa ăn cho bánh mì sấy vào.

Công dụng: Món canh này giàu chất xơ có tác dụng chống táo bón, thải độc, phòng bệnh tiểu đường và ung thư ruột già, giảm cholesterol, ăn thường xuyên có tác dụng ngừa béo phì.

7.  Canh khoai lang nấu cải bó xôi:

Nguyên liệu:

- Khoai lang 100g

- Cải bó xôi 100g

- Thịt heo 150g

- Gia vị (gừng cắt sợi, muối).

Cách làm:

Thịt heo luộc sơ cắt sợi, khoai rửa sạch cắt miếng, cải bó xôi rửa sạch trụng nước sôi cắt khúc. Cho thịt, khoai vào nồi đất thêm gừng, nước nấu 20 phút, cho cải vào nấu sôi, nêm vừa ăn.

Công dụng: Khoai lang có vị ngọt, dinh dưỡng phong phú cung cấp nhiều năng lượng, món canh này cũng nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy dạ dày và nhu động ruột rất tốt để phòng trị táo bón.

8. Khoai tây nấu thịt bằm:

Nguyên liệu:

- Khoai tây 300g

- Thịt nạc 50g

- Gia vị (hành, gừng bằm nhỏ, muối, bột ngọt, nước dùng).

Cách làm:

Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn trong tô sành. Phi hành, gừng cho thơm cho thịt đã bằm vào xào vừa chín cho nước lèo nêm vừa ăn, nấu sôi và rưới lên khoai tây.

Công dụng: Khoai tây nhiều tinh bột, protein, vitamin nhóm B, vitamin C làm thúc đẩy chức năng tì vị. Khoai tây cũng nhiều chất xơ làm khoan tràng thông tiện giúp bài tiện kịp thời thải độc tố, phòng tránh táo bón, dự phòng phát sinh bệnh đường ruột.

9. Gỏi lê, cải thảo:

Nguyên liệu:

- Cải thảo nõn 200g

- Lê 300g

- Ớt chuông xanh, đỏ

- Gia vị: đường, muối, dấm gạo.

Cách làm:

Cải thảo rửa sạch thái sợi ướp chút muối. Lê gọt vỏ cắt sợi, ớt cắt sợi. Vắt nhẹ cải thảo cho vào thố, cho lê lên trên, rưới  hỗn hợp dấm đường đã thắng chảy để nguội lên them ớt xanh, đỏ, trộn đều.

Công dụng: Cải thảo và lê nhiều chất xơ thô, hàm lượng pectin trong lê cao giúp thúc đẩy nhu động thành ruột trợ giúp tiêu hóa, phóng tránh phân khô,thúc đẩy bài tiện làm loãng độc tố vừa chữa táo bón vừa giúp hấp thu dinh dưỡng. Ăn một quã lê sau bữa cơm rất có ích.

10. Cải bó xôi , nấm kim châm trộn:

Nguyên liệu:

- Cải bó xôi 300g

- Nấm kim châm 100g

- Mè 25g

- Đậu phộng chín giã nhỏ.

- Gia vị: muối, bột nấm, xì dầu, dấm, dầu mè.

Cách làm:

Nguyên liệu làm sạch, cắt nhỏ, nấu nước sôi với chút muối luộc sơ cải bó xôi vớt ra xối nước lạnh để ráo cho vào tô, thêm nấm kim châm vào. Dầu sôi cho mè vào rang vàng đến khi thơm múc ra. Cho tất cả nguyên liệu vào tô, thêm gia vị trộn đều, cho dầu mè sau cùng.

Công dụng: Món ăn này có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột và tuyến tụy tiết dịch, trợ giúp tiêu hóa, chống táo bón.

11. Cháo khoai lang bách hợp:

Nguyên liệu:

- Khoai lang 100g

- Bách hợp 30g

- Đậu tương 30g

- Gạo 150g

- Đường phèn đủ dùng.

Cách làm:

Khoai gọt vỏ rửa sạch cắt miếng nhỏ, bach hợp, đậu tương rửa sạch. Vo gạo, thêm nước nấu chín thêm khoai, bách hợp, đâu tương, đường phèn nấu nhừ thành cháo đặc.

Công dụng: Món ăn nhiều vitamin E, chất xơ có tác dụng điều tràng chống táo bón.

Ds. Huỳnh Kim Hằng - Theo Bệnh viện Từ dũ
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm