Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngạc nhiên: Vi khuẩn trong ruột điều chỉnh cả cảm xúc và trí nhớ

Những sinh vật nhỏ bẻ và tồn tại từ hàng triệu năm qua như vi khuẩn không bao giờ khiến cho giới khoa học hết ngạc nhiên.

Trong một thí nghiệm được tiến hành bởi Hội khoa học thần kinh Mỹ, 22 nam giới trưởng thành đã sử dụng một loại viên uống trong vòng bốn tuần. Sau khoảng thời gian đó, những người này cho biết kết quả rằng họ cảm thấy ít căng thẳng hơn và có trí nhớ tốt hơn trước.

Tuy nhiên, điều khiến cho mọi người ngạc nhiên là những viên thuốc này không chứa các biệt dược như mọi người lầm tưởng mà là chứa đầy những con vi khuẩn. 

Ngạc nhiên: Vi khuẩn trong ruột điều chỉnh cả cảm xúc và trí nhớ - 1

Hoạt động của não bộ chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, kể cả ruột và những vi khuẩn sống trong đó. Nguồn ảnh: TANG YAU HOONG

Hiện nay, với trình độ phát triển của khoa học và công nghệ, có lẽ con người chỉ còn lo sợ trước virus và những biến thể của nó. Còn vi khuẩn dường như đã được loài người chinh phục và thuần hóa hoàn toàn.

Những sinh vật nhỏ bé gây ra sợ hãi ngày nào giờ đây đã trở thành vị cứu tinh sức khỏe. Chúng ta chủ động uống vi khuẩn mỗi ngày, thông qua sữa chua có chứa probiotic, các túi thuốc nhỏ chứa men tiêu hóa… với mong muốn hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, làn da đẹp hơn. 

Tuy nhiên, bên cạnh việc giúp chúng ta có được một cơ thể khỏe mạnh, vi khuẩn thật sự có nhiều khả năng gây kinh ngạc khác. Chúng có thể thay đổi tâm trí của chúng ta.

Các nghiên cứu gần đây đã bắt đầu cho thấy những bằng chứng rõ nét về cách thức vi khuẩn sống trong ruột có thể thay đổi cấu trúc hoạt động của não. Đây là một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc đối với sức khỏe tâm thần lẫn thể chất. Liệu chúng ta có thể làm thay đổi hoạt động bộ não của chính bản thân mình bằng cách nuôi dưỡng những loại vi khuẩn đặc thù sống trong ruột?

Khi các nhà khoa học tiêm những vi khuẩn lấy từ ruột của những người bị trầm cảm vào ruột của những con chuột bình thường, thì những con chuột này cũng dần dần phát triển các triệu chứng của bệnh trầm cảm, bao gồm lo lắng và sợ hãi xã hội.

Các nhà khoa học cho rằng vi khuẩn có thể tạo ra một số loại phân tử hóa học đặc thù tương tự như những chất mà tế bào não tiết ra để điều khiển cảm xúc của cơ thể.

Ngạc nhiên: Vi khuẩn trong ruột điều chỉnh cả cảm xúc và trí nhớ - 2

Mô hình miêu tả sự tương tác giữa vi khuẩn ruột và hoạt động thần kinh

Các vi khuẩn trong ruột có thể làm cho tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ và những chứng rối loạn tâm thần cấp tính như lo âu, trầm cảm trở nên nghiêm  trọng hơn. Tuy nhiên, chúng cũng có khả năng làm điều ngược lại, khiến cho tâm hồn bạn cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. 

Quan điểm này có thể gặp phải sự phản đối của nhiều người vì họ cho rằng nếu như vậy thì chúng ta đang bị kiểm soát bởi các loại vi khuẩn. Tuy nhiên, các vi khuẩn đã sống cùng với chúng ta ngay từ thời điểm chưa tiến hóa thành con người. Tế bào người và vi khuẩn phát triển đồng thời với nhau, thích nghi lẫn nhau và tạo ra một sự đồng bộ và hài hòa về mặt sinh học. 

Chính về thế các nhà khoa học gần đây đang đẩy mạnh phát triển một lĩnh vực y học có tên là "psychobiotics" – tức dùng thuốc làm từ vi khuẩn sống để cải thiện sức khỏe tâm sinh lý ở bệnh nhân. 

Vào tháng 5 năm 2000, tại vùng Walkerton, Canada, một cơn lũ lụt đã tràn vào nơi này và mang theo hai chủng vi khuẩn khá nguy hiểm là Escherichia coli và Campylobacter. Khoảng một nửa dân số của thị trấn đã mắc bệnh, và một số ít người đã chết.

Sau vài năm, các nhà khoa học bỗng nhận thấy rằng tỷ lệ trầm cảm ở Walkerton đã tăng lên khá cao. Và họ bắt đầu nghi ngờ rằng những vi khuẩn lây nhiễm trên đã gây ra chứng trầm cảm.

Một số vi khuẩn khét tiếng đã được chứng minh là có liên quan đến bệnh trầm cảm, ví dụ như giang mai và các bệnh lây nhiễm qua gia súc gia cầm có liên quan đến vi khuẩn brucella. Các nhà khoa học cho rằng những vi khuẩn này không những khiến cho người bệnh cảm thấy buồn bã mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của họ.  

Hiện nay, cách thức vi khuẩn tác động lên não và hệ thống thần kinh vẫn còn chưa được làm sáng tỏ. Nhưng các nhà khoa học đã chứng minh được rằng vi khuẩn có thể tiết ra các hoạt chất sinh học thần kinh phức tạp như serotonin, norepinephrine và dopamine. 

Serotonin chủ yếu được tìm thấy trong đường tiêu hóa và hệ thống thần kinh trung ương. Khoảng 80% trên tổng số serotonin của cơ thể con người nằm trong ruột, được sử dụng để điều chỉnh chuyển động ruột, 20% còn lại được tổng hợp trong tế bào thần kinh Serotonergic trong thần kinh trung ương, nơi nó có nhiều chức năng khác nhau: Điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn, giấc ngủ, co cơ và một số chức năng thuộc về nhận thức.

Serotonin bị suy giảm dẫn đến việc cảm thấy buồn chán, giảm sự ham muốn, giảm quan tâm hoặc dễ dàng cáu giận, gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc.

Phan Thanh - Theo khampha.vn/Sciencenews
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm