Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ðừng để biến chứng do viêm tụy

Tụy nằm ở phần bụng trên, sau dạ dày, có vai trò quan trọng trong tiêu hóa (tiết dịch tiêu hóa và hormon). Viêm tụy có thể viêm cấp tính hoặc mạn tính.

Tụy nằm ở phần bụng trên, sau dạ dày, có vai trò quan trọng trong tiêu hóa (tiết dịch tiêu hóa và hormon). Viêm tụy có thể viêm cấp tính hoặc mạn tính. Cả 2 loại đều rất nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng và đều có thể gây ra những biến chứng nặng.

Nguyên nhân do đâu?

Viêm tụy do nhiều nguyên nhân. Nghiện rượu và sỏi mật là hai nguyên nhân chính gây viêm tụy, chiếm khoảng 80-90% các trường hợp. Ngoài ra, 10-20% trường hợp viêm tụy còn lại là do những nguyên sau: thuốc, tiếp xúc với một số hóa chất, tổn thương (chấn thương) do tai nạn xe hoặc té ngã gây chấn thương bụng, những bệnh lý di truyền, phẫu thuật và một số thủ thuật ngoại khoa, bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như sởi (ít gặp), dị dạng tụy hay ruột, mỡ trong máu cao. Có khoảng 15% trường hợp viêm tụy cấp và 40% trường hợp viêm tụy mạn không biết rõ nguyên nhân.

 

Viêm tụy dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết

Đau là triệu chứng thường gặp nhất của viêm tụy cấp. Hầu như người nào bị viêm tụy cấp cũng đau. Đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ tăng dần. Nếu đau xuất hiện đột ngột - là một dấu hiệu thường gặp trong các trường hợp nặng. Nếu đau diễn tiến từ từ, bệnh có thể khởi đầu nhẹ nhưng cũng có thể trở nên nặng. Đau thường tập trung ở nửa bụng trên hoặc vùng bụng trên bên trái. Đau có thể lan ra sau lưng, thường kéo dài trong vài ngày và thường xuất hiện hoặc nặng hơn khi ăn. Đau tăng lên khi nằm ngửa, toàn trạng mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, hoặc cả hai; nhịp tim nhanh; buồn nôn, nôn, bụng trướng, ấn đau. Trong những trường hợp nặng có nhiễm trùng hoặc chảy máu, bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, thậm chí sốc.

Đối với viêm tụy mạn thì đau thường ít gặp. Một số có đau, cơn đau thường âm ỉ, kéo dài, tuy nhiên, đau thường mất đi khi bệnh trở nên nặng hơn. Sự biến mất của cơn đau là một dấu hiệu xấu vì nó có thể đồng nghĩa với việc tụy đã ngừng hoạt động. Một số triệu chứng khác trong viêm tụy mạn là do những biến chứng lâu dài của nó, chẳng hạn như: không sản xuất insulin dẫn đến bệnh đái tháo đường; không đảm bảo chức năng tiết men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn, dẫn đến người bệnh sút cân và thiếu chất dinh dưỡng; chảy máu dẫn đến thiếu máu; tổn thương gan gây vàng da...

Điều trị thế nào?

Hầu hết những bệnh nhân đang trong cơn viêm tụy cấp được đề nghị nhập viện, nếu bệnh nhân khó thở sẽ được cho thở ôxy. Truyền dịch để bù nước và điện giải đã mất do nôn, thuốc chống nôn nếu nôn nhiều. Dùng kháng sinh nếu có nhiễm trùng. Chú ý, không được ăn hay uống bằng đường miệng mà truyền tĩnh mạch trong vòng vài ngày để cho ruột có thời gian được nghỉ ngơi.

Trong viêm tụy mạn, điều trị chủ yếu giảm đau và tránh làm nặng thêm tình trạng của tụy. Những điều trị khác giúp làm tăng khả năng ăn và tiêu hóa của bệnh nhân. Trừ phi có những biến chứng nặng hoặc trải qua những giai đoạn nguy kịch, nếu không, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo đơn: dùng thuốc giảm đau trong trường hợp đau nặng. Chế độ ăn giàu carbonhydrate ít béo và chia nhỏ bữa. Nếu tụy không sản xuất đủ insulin để điều hòa lượng đường trong máu, có thể cần phải sử dụng insulin theo đường tiêm.

Có thể cần can thiệp ngoại khoa, nếu nguyên nhân viêm tụy là do sỏi mật; nếu xuất hiện những biến chứng (tổn thương tụy lan rộng, chảy máu, nang giả tụy hoặc áp-xe)... cần phải phẫu thuật để dẫn lưu hoặc cắt bỏ.

Có thể gây biến chứng nguy hiểm

Đối với viêm tụy cấp: Hầu hết những bệnh nhân viêm tụy cấp có thể hồi phục hoàn toàn. Tụy sẽ hoạt động lại bình thường mà không để lại những biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân không được loại trừ thì viêm tụy có thể tái phát. 5-10% bệnh nhân có thể bị viêm tụy nặng ảnh hưởng đến tính mạng và có thể để lại những biến chứng (suy thận, khó thở, đái tháo đường, tổn thương não), thậm chí tử vong.

Đối với viêm tụy mạn: Viêm tụy mạn không khỏi hoàn toàn giữa các cơn. Mặc dù các triệu chứng tương tự như viêm tụy cấp nhưng mức độ nghiêm trọng của viêm tụy mạn lại cao hơn do những tổn thương của tụy vẫn tiếp tục tiến triển, có thể dẫn đến những biến chứng sau: Chảy máu trong hoặc xung quanh tụy. Chảy máu nhanh có thể gây nguy hiểm cho tính mạng; Nhiễm trùng: nhiễm trùng có thể tạo thành ổ áp-xe và rất khó điều trị nếu không phẫu thuật; Nang giả tụy: những túi nhỏ chứa đầy dịch có thể hình thành bên trong tụy. Những túi này có thể bị nhiễm trùng hoặc vỡ vào trong khoang bụng gây viêm phúc mạc; Suy tụy: tụy có thể bị tổn thương nặng ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn và sự điều chỉnh nồng độ đường trong máu gây đái tháo đường; thậm chí ung thư tụy...

Phòng ngừa thế nào?

Những khuyến cáo sau đây có thể giúp phòng ngừa những đợt cấp tái phát hoặc làm cho tình trạng không trở nên nặng hơn: không uống những chất có cồn; chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, thức ăn nên thanh đạm, mềm dễ tiêu, ăn nhiều hoa quả và rau tươi; chế độ ăn có nhiều carbonhyrate và ít chất béo. Tuyệt đối không uống rượu bia, đây là cách duy nhất để giảm nguy cơ bị những cơn viêm tụy mới, ngăn không cho tụy bị viêm nặng hơn và ngăn biến chứng, thậm chí gây nguy cơ tử vong.

BS. Hoàng Văn Thái - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm