Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giúp con hiểu biết về kinh nguyệt

Ngày nay, các phương tiện truyền thông được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng và trong trường học về giới tính, tình dục và các vấn đề tâm sinh lý của tuổi dậy thì.

Ngày nay, các phương tiện truyền thông được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng và trong trường học về giới tính, tình dục và các vấn đề tâm sinh lý của tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nói đến sự biến đổi sinh lý của lứa tuổi này, không ít em gái đã rất lo lắng và lúng túng trong kỳ kinh đầu tiên khi thấy máu chảy qua đường sinh dục. Do các em chưa hiểu gì về kinh nguyệt nên vai trò của người mẹ là quan trọng nhất để chia sẻ với con về vấn đề này, giúp con giữ vệ sinh và dạy con cả những ý tứ cần thiết.

Trò chuyện với con gái tuổi dậy thì.

Kinh nguyệt, một biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể

Kỳ kinh đầu - một hiện tượng đánh dấu sự chuyển tiếp giữa tuổi ấu thơ sang giai đoạn thiếu nữ trưởng thành. Kinh nguyệt là hiện tượng máu chảy từ tử cung ra ngoài do niêm mạc tử cung bị bong theo chu kỳ dưới ảnh hưởng của các hormon buồng trứng. Kinh nguyệt có chu kỳ tùy theo từng cơ thể, từ 22 ngày đến 35 ngày (chu kỳ kinh là khoảng thời gian từ ngày đầu của kỳ kinh này đến ngày cuối cùng trước khi có kinh lần sau). Thời gian ra máu mỗi kỳ kinh khoảng 3-5 ngày, tối đa đến 1 tuần. Thông thường ngày đầu máu kinh ra ít, ngày thứ 2 máu ra nhiều hơn; những ngày sau ít dần và hết hẳn. Bình thường trong những ngày có kinh, có khi con chỉ có cảm giác tức nhẹ ở bụng dưới, hơi đau gọi là đau bụng kinh thì con chỉ cần nằm nghỉ khi đau, có thể chườm ấm vùng bụng dưới. Nếu đau nhiều, thực sự khó chịu thì có thể uống viên thuốc giảm đau loại paracetamol (500mg) nhưng tốt nhất là nên đi khám để thầy thuốc phân tích và giải thích chọn loại thuốc phù hợp. Trường hợp các em bị rong kinh, máu kinh ít một nhưng kéo dài nhiều ngày gây khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe, có khi thiếu máu cũng nên đi khám để thầy thuốc tư vấn và điều trị.

Giữ vệ sinh khi kinh nguyệt

Trong những ngày có kinh, người mẹ nên dạy con cách đặt băng vệ sinh thế nào cho đúng, nhắc nhở con cần giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt vệ sinh bộ phận sinh dục bằng cách đóng băng vệ sinh và thường xuyên thay băng. Mỗi lần thay băng cần phải rửa sạch bộ phận sinh dục bên ngoài bằng nước sạch và xà phòng; không được xịt nước vào bên trong cửa mình hoặc cho ngón tay vào rửa trong đó. Cần chú ý rửa bộ phận sinh dục trước rồi rửa vùng hậu môn sau và không dùng tay đã rửa ở phía sau (hậu môn) để rửa vùng sinh dục phía trước nhằm tránh đưa vi khuẩn vào vùng sinh dục. Nên dùng vòi tia nước hay gáo dội, không nên rửa bằng cách ngâm trong chậu. Sau khi rửa dùng khăn sạch thấm khô rồi mới đóng băng vệ sinh. Hiện nay, một số em dùng loại băng vệ sinh đặt sâu trong âm đạo để cuộn băng hút máu và dịch, sẽ thuận tiện hơn vì máu không chảy ra ngoài và ít bị vướng nhưng cần hết sức cẩn thận nếu không rút ra thay kịp thời hoặc bỏ quên trong đó. Không phải ai cũng hợp loại băng vệ sinh này, nhắc con nhớ thay băng thường xuyên, Nhắc con nên mang băng vệ sinh dự phòng... Bạn cũng nên tìm hiểu xem con gái nghe được gì từ bạn bè về kinh nguyệt để kịp thời giải thích và uốn nắn. Ngoài việc gìn giữ vệ sinh khi có kinh, thời gian này con nên vận động nhẹ nhàng, không tập các môn thể thao có cường độ cao, không bơi lội, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tinh thần thoải mái, không để những việc không vui tác động gây khó chịu, dễ nổi cáu.

Khi hướng dẫn con gái vệ sinh kinh nguyệt bạn cũng trao đổi với con về một số diễn biến sinh lý bình thường khác trong chu kỳ kinh (ở vú, tại bộ phận sinh dục); những bệnh thường gặp (viêm âm đạo do nấm, vi khuẩn, trùng roi); phân biệt thế nào là sự xuất tiết âm đạo bình thường và bệnh lý. Khi bình thường âm đạo luôn xuất tiết đó là sự xuất tiết để bảo vệ (chỉ có hai cơ quan có khả năng tự làm sạch là mắt và âm đạo, đẩy ra ngoài dịch tiết và vi khuẩn); dịch xuất tiết này thay đổi theo từng thời kỳ trong chu kỳ kinh. Dịch xuất tiết bình thường ở âm đạo tạo ra môi trường toan có độ dính hầu như không có mùi hôi khi không bị nhiễm khuẩn.

Giúp con gái hiểu biết về kinh nguyệt, ý thức vệ sinh kinh nguyệt và vệ sinh nói chung là khởi đầu một chặng đường với nhiều biến đổi về thể chất, tâm lý để con phát triển tốt, có kỹ năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

BS. Lê Thị Hương - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm