Lần tới khi đến bệnh viện, bạn nên cân nhắc chọn một phòng bệnh riêng cho mình. Một nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Leeds, Vương Quốc Anh chỉ ra rằng chỉ cần chia sẻ phòng bệnh với 3 người khác, khả năng bạn lây nhiễm chéo những căn bệnh truyền nhiễm của họ sẽ tăng lên 20%.
Có một sự thật rằng đôi khi, bệnh viện không phải là nơi chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân. Theo một báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ, hàng năm, Mỹ có tới 722.000 bệnh nhân bị nhiễm thêm bệnh khi họ tới bệnh viện. Kết quả thống kê sơ bộ cho thấy lây nhiễm chéo là nguyên nhân của 75.000 trường hợp tử vong và khiến nhiều bệnh nhân kháng thuốc mỗi năm.
Trước thực trạng này, một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Leeds đã kết hợp các dữ liệu của bệnh viện và mô phỏng máy tính để nghiên cứu cách mà bệnh truyền nhiễm lây lan chéo giữa các bệnh nhân trong bệnh viện. Phát hiện của họ được trình bày tại liên hoan British Science Festival, Bradford 2015 vừa qua.
Đôi khi, bệnh viện không phải là nơi chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân.
Bệnh truyền nhiễm thường bị lây nhiễm thông qua vi khuẩn hoặc virus mà các bệnh nhân phát tán vào môi trường. Để có thể hiểu quá trình làm thế nào những mầm bệnh này di chuyển trong bệnh viện, các nhà khoa học phải nghiên cứu hệ thống thông gió và thói quen vệ sinh riêng của từng bệnh viện.
Họ cũng tiến hành quan sát 400 nhân viên y tế, chú ý và ghi lại từng hành vi của họ, những nơi và bề mặt mà họ chạm vào. Hai mẫu phòng bệnh được nghiên cứu, một phòng gồm 4 bệnh nhân và một phòng đơn. Các dữ liệu sau đó được kết hợp thành một mô hình phức tạp trên máy tính có thể dự đoán cách mà mầm bệnh lây lan chéo trong bệnh viện.
Giáo sư Cath Noakes đến từ Đại học Leeds cho biết: "Khi ai đó họ, chúng ta có thể thấy những mầm bệnh phát tán như thế nào. Nơi mà chất dịch của họ bám xuống, bề mặt đó là một ổ bệnh. Và một nhân viên y tế có thể đến và chạm vào đó, họ sẽ mang nó tới các bề mặt khác. Vô tình khi chăm sóc các bệnh nhân khác, các nhân viên y tế khiến mầm bệnh lây lan".
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng một phòng bệnh 4 giường làm tăng thêm 20% khả năng lây nhiễm chéo so với bệnh nhân nằm phòng đơn. Mặc dù vậy, có thể con số chưa đủ thuyết phục nhiều người bệnh sử dụng phòng đơn khi đến bệnh viện.
Ai cũng biết rằng sử dụng chung phòng bệnh với các bệnh nhân khác là một biện pháp tiết kiệm chi phí chữa trị. Một số bệnh viện trong tình trạng quá tải cũng không thể cung cấp đủ phòng bệnh cho bệnh nhân. Thậm chí trong mùa bệnh truyền nhiễm, số lượng bệnh nhân trong một phòng còn vượt quá số giường bệnh sẵn có.
Các nhà khoa học cũng biết khả năng tất cả bệnh nhân sử dụng phòng bệnh đơn là khó trở nên khả thi. Họ chỉ hi vọng dữ liệu của mình sẽ trở thành một động lực giúp các bệnh viện thực hiện nghiêm ngặt và cải tiến các quy trình vệ sinh diệt khuẩn hiệu quả hơn.
Dữ liệu trên cũng có thể được sử dụng làm nguồn tham khảo cho các kiến trúc sư thiết kế những phòng bệnh trong tương lai. Bên cạnh đó, nó cũng có thể được sử dụng để phát triển các mô hình khác ví dụ như đánh giá sự phát tán của mầm bệnh trên máy bay hoặc trong văn phòng.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.