Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những ký sinh trùng gây hại cho người ẩn chứa trong thịt thú rừng

Khi bị nhiễm các loại ký sinh trùng này, cơ thể con người sẽ phải đối mặt với những chứng bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Một số người cho rằng, ăn thịt thú rừng là "mốt" và để khẳng định đẳng cấp. Thế nhưng, đằng sau những miếng thịt tưởng chừng như quý hiếm, bổ dưỡng kia lại tiềm ẩn mối đe dọa khôn lường. Lý do là bởi một vài loại ký sinh trùng trên thịt thú rừng có khả năng xâm nhập và khiến sức khỏe của bạn "khóc thét". 

Không chỉ gây hại, những ký sinh trùng này còn có khả năng tấn công, hạ gục, thậm chí cướp đi sinh mạng của vật chủ. Danh sách những ký sinh trùng tồn tại trên thịt thú rừng dưới đây sẽ giúp bạn suy xét xem nên hay không nên ăn thịt thú rừng.

1. Giun xoắn Trichinella spiralis gây biến chứng vào tim và não

Trichinella spiralis là một loài giun xoắn ký sinh sinh sống trong cơ thể các loài động vật như lợn rừng, loài gặm nhấm, thịt thú rừng như thịt chồn, gấu... Nếu chúng ta ăn tiết canh, thịt các loại động vật hoang dã sống hoặc chưa nấu chín thì sẽ bị nhiễm bệnh giun xoắn. 

Đây là một bệnh giun tròn đường ruột, các ấu trùng giun có thể di chuyển từ đường tiêu hóa vào các cơ khác nhau của cơ thể và "cắm chốt" tại đó.

Một giun xoắn cái có thể đẻ từ 500 - 1.000 ấu trùng trong thời gian khoảng 4 - 6 tuần.

Giun xoắn Trichinella spiralis trưởng thành sẽ ký sinh trong ruột, giun đực dài khoảng 1,2 - 1,5mm, giun cái dài 2,2 - 3mm. Kích thước của ấu trùng giun vào khoảng 0,1mm, chúng xâm nhập vào hệ bạch huyết và ký sinh, ủ kén tại cơ của cơ thể vật chủ, chủ yếu là cơ hoành, cơ xương và tim. 

Chu kỳ phát triển của giun xoắn.

Các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện sau 5 - 15 ngày kể từ khi ăn phải thịt nhiễm ấu trùng. Thông thường, bệnh nhân ban đầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, sốt cao, đau nhức bắp thịt, cơ xương, mí mắt sưng phù và mắt bị nhức nhối. Trong trường hợp nhiễm nặng sẽ biến chứng vào tim và não, tỷ lệ tử vong lên đến 50%.

Theo các chuyên gia, trong 1gr thịt lợn rừng chứa tới 879 ấu trùng giun xoắn, do đó, việc hạn chế ăn hoặc nấu thật chín thực phẩm này sẽ giúp bạn tránh nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.

2. Xoắn khuẩn Leptospira gây nhiễm khuẩn máu

Leptospira là bệnh truyền nhiễm cấp do xoắn khuẩn Leptospira gây nên. Xoắn khuẩn tồn tại trong các loại động vật như chuột, gấu, báo, sói, nhím... và lây truyền, xâm nhập chủ yếu qua đư­ờng da, niêm mạc hay đường ăn uống.

Con người có thể bị lây trực tiếp qua da do bị xây xát, qua niêm mạc mắt mũi miệng hay lây gián tiếp qua môi trường (đất cát, nước, rau...) bị nhiễm xoắn khuẩn do nước tiểu súc vật thải ra hay tiêu thụ thịt chưa nấu chín.

Dưới kính hiển vi nền đen, xoắn khuẩn Leptospira có hình sợi dài khoảng 5 - 25 micromet, mảnh với đường kính 0,1 - 0,2 micromet , với 15-30 vòng xoắn nhỏ rất sát nhau, 2 đầu thường cong hình chữ C, di chuyển theo kiểu xoáy và bật thẳng như­ lò xo. Xoắn khuẩn có khả năng xuyên qua da và niêm mạc, nhất là da bị xây xư­ớc. 

Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, Leptospira sẽ gây nhiễm khuẩn máu kéo dài 5 - 7 ngày. Sau đó, Leptospira sẽ len lỏi cư trú ở nội tạng như gan, thận, màng não, tim, phổi, thượng thận và gây tổn thương bộ phận này. Từ ngày thứ 8, Leptospira sẽ thoát ra ngoài qua đường nước tiểu và tiếp tục quy trình gây bệnh của mình.

Tổn thương gan sẽ gây ra bệnh vàng da, nguyên nhân là do tổn thương mạch máu nuôi dưỡng tế bào gan dẫn đến hoại tử tế bào và do độc tố xoắn khuẩn hủy hồng cầu. Cùng với đó, độc tố của xoắn khuẩn này cũng sẽ ảnh hưởng đến thành mạch máu.

3. Ký sinh trùng Toxoplasma gondii xâm nhập hệ thần kinh trung ương

Là một đơn bào thuộc lớp trùng bào tử Sporozoa, ký sinh trùng Toxoplasma gondii (hay trùng cong) thường ký sinh trên các loài vật thuộc họ mèo như mèo rừng hay họ hàng gần khác của mèo như cầy hương, linh cẩu... 

Không những thế, thịt nai cũng cho kết quả dương tính với ký sinh trùng T.Gondii. Con người có thể bị nhiễm ký sinh trùng này khi tiếp xúc với chất thải hay ăn thịt nấu chưa kỹ.

Cận cảnh ký sinh trùng T.Gondii.

Ký sinh trùng này khi vào cơ thể sẽ xâm nhập tới hệ thống thần kinh trung ương của con người, gây nên bệnh Toxoplasmosis. 

Một tuần sau khi nhiễm bệnh, bệnh nhân sẽ có triệu chứng cúm. Sau đó, các ký sinh trùng sẽ T.Gondii tấn công hệ thần kinh trung ương, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như tâm thần phân liệt, loạn chức năng thần kinh, ung thư não, dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, Toxoplasma cũng có thể gây ra các bệnh về mắt. Theo nghiên cứu của nhà khoa học Rima M.L vào năm 1980, có khoảng 35% trường hợp viêm hắc võng mạc do loại ký sinh trùng này gây ra. 

Những triệu chứng khác như đau nhức mắt, nhìn lóa, sợ ánh sáng, chảy nước mắt... thường xảy ra ở các bệnh nhân trong giai đoạn thứ hai của bệnh.

4. Ấu trùng sán dây Taenia solium gây rối loạn tiêu hóa và suy nhược thần kinh

Bệnh sán dây (Taeniasis) là do các loài sán dây trưởng thành gồm sán dây lợn và sán dây bò - Taenia saginata, Taenia solium và Taenia asiatica ký sinh trong ruột gây nên. 

Ấu trùng sán dây lợn sống ký sinh ở một số động vật có vú như người, lợn, lợn rừng, trâu, bò, lạc đà, cừu, dê, ngựa, thỏ, chó, mèo... ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ.

Khi xâm nhập được vào cơ thể bằng con đường thực phẩm - sau khoảng 10 tuần, ấu trùng sán sẽ trưởng thành trong ruột non của người. Những đốt sán già sẽ tự rụng theo phân bài tiết ra ngoài, trong đốt sán có trứng sán. Nếu chúng ta vô tình ăn tiếp xúc với ấu trùng sán hay ăn thịt chưa nấu kỹ sẽ mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn.

Sán dây lợn trưởng thành có đầu với 2 vòng móc, chiều dài khoảng 2 - 3m, có từ 800 đến 1.000 đốt sán, mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng sán ký sinh trong ruột người nhiều năm.

Hình ảnh sán lợn trong não.

Người mắc bệnh sẽ có một số biểu hiện lâm sàng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa hay có triệu chứng suy nhược thần kinh. Trong trường hợp nặng, ấu trùng đóng kén sẽ xâm nhập vào não - gây ra bệnh Neurocysticercosis. Lúc này, não sẽ bị ảnh hưởng - có thể gây ra co giật và tử vong.

HÃY NÓI KHÔNG VỚI THỊT THÚ RỪNG NHÉ!

Theo Trí thức trẻ/Popscience,DiscoveryNews
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm