Làm thế nào biết bạn có bị hen suyễn không?
Vì là viêm mạn tính nên việc điều trị cũng “mạn tính” nghĩa là cũng cần nhiều thời gian và một điều kém may mắn là cho đến nay chưa có loại thuốc nào chữa trị dứt điểm bệnh hen/suyễn mà chỉ giúp kiểm soát bệnh này mà thôi.
Ai có khả năng bị bệnh hen/suyễn?
Khác với các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay lao có thể lây từ người này sang người khác, hen/suyễn không phải là bệnh lây nhiễm. Do vậy những người tiếp xúc với bệnh nhân hen/suyễn không có nguy cơ mắc bệnh này. Về nguyên nhân, hiện vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân nào gây ra bệnh hen/suyễn nhưng nhiều nghiên cứu nhận thấy một vài loại gen trong cơ thể người có khả năng làm cho người đó có nguy cơ mắc bệnh hen/suyễn. Có 2 nhóm người có nguy cơ bị hen/suyễn: (1) liên quan đến yếu tố gia đình (nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có ba và mẹ không bị hen/suyễn thì nguy cơ bị bệnh suyễn của đứa trẻ đó rất thấp (khoảng 10%), nguy cơ đó sẽ tăng lên 25% nếu có một trong 2 người ba hoặc mẹ bị hen/suyễn và tăng lên 50% nếu cả ba lẫn mẹ bị hen/suyễn) (2) liên quan đến cơ địa dị ứng (những người bị chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác).
Dấu hiệu nào giúp nghi ngờ bệnh hen/suyễn?
Các dấu hiệu gồm: Có cơn khò khè tái đi tái lại, bị ho nhiều và tăng vào ban đêm hay khi gần sáng, ho sau khi tập thể dục hay gắng sức, khó thở vào một mùa nào đó hay khi thay đổi thời tiết, ho hay khó thở khi gặp một chất dị ứng nào đó, các triệu chứng này cải thiện khi uống thuốc dãn phế quản. Nếu có 1 trong những dấu hiệu trên thì bạn bị nghi ngờ có bệnh hen/suyễn. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác giúp hướng đến bệnh hen/suyễn như: tiền sử cá nhân và gia đình mắc bệnh các bệnh dị ứng (chàm, viêm mũi dị ứng), gia đình có người bị hen/suyễn, triệu chứng nặng hơn sau uống spirin/ kháng viêm không corticoid hay thuốc ức chế thụ thể beta (một loại thuốc trị cao huyết áp, bệnh tim mạch).
Làm thế nào để chẩn đoán bạn bị bệnh hen/suyễn?
Nếu nghi ngờ bị hen/suyễn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xác định chẩn đoán. Khi đó, ngoài thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn đo chức năng phổi bằng máy hô hấp ký hay lưu lượng đỉnh kế. Cho đến thời điển hiện nay, hô hấp ký vẫn là công cụ có giá trị nhất để chẩn đoán hen/suyễn và được chấp nhận như là tiêu chuẩn vàng. Nếu đo hô hấp ký thì bạn sẽ được cho ngậm một ống thổi và sẽ phải hít vào thở ra theo hướng dẫn của kỹ thuật viên. Nếu bác sĩ cho bạn chỉ định thử thuốc dãn phế quản thì sau khi đã đo hoàn tất hô hấp ký lần 1, bạn sẽ được cho xịt thuốc dãn phế quản (Ventolin) rồi đo lại lần hai để tìm hiểu sự thay đổi giữa hai lần đo qua đó giúp bác sĩ tìm ra chẩn đoán.
Đây là một xét nghiệm không xâm lấn (không làm bệnh nhân đau) và hoàn toàn không độc hại. Khi phân tích kết quả, các bác sĩ sẽ xác định xem bạn có bị tắc nghẽn đường thở hay không, mức độ tắc nghẽn nặng hay nhẹ và có đáp ứng với thuốc dãn phế quản hay không. Dựa vào những thông tin này (kết hợp với hỏi bệnh sử và khám lâm sàng) các bác sĩ sẽ quyết định bạn có bị hen/suyễn hay không. Nếu bạn đến khám ở những nơi không có hô hấp kế mà chỉ có lưu lượng đỉnh kế (một công cụ rất đơn giản để đo sức mạnh hơi thở ra của bạn) thì bạn sẽ được cho đo chỉ số lưu lượng đỉnh 2 lần mỗi ngày trong một thời gian để xem sự thay đổi của chỉ số này. Sự biến thiên (thay đổi) từ 20% trở lên trong 3 ngày/tuần liên tiếp 2 tuần là dấu hiệu rất tốt để gợi ý bệnh hen/suyễn.
Kết luận
Hen/suyễn là bệnh mạn tính không lây của đường hô hấp tuy không chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát được và thường kiểm soát rất tốt. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và đem lại cho người bệnh cuộc sống tốt đẹp hơn. Do vậy, những người có nguy cơ và có dấu hiệu nghi ngờ bệnh hen/suyễn nên đi khám bệnh để được bác sĩ cho chỉ định đo hô hấp ký hay lưu lượng đỉnh để xác định chẩn đoán.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chế độ dinh dưỡng cho người mắc hen phế quản
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.