Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm gì để đối phó với cơn say xe khi tắc đường?

Chỉ cần nghĩ đến viễn cảnh ngồi hàng giờ trên xe trở về thành phố làm việc sau kỳ nghỉ Tết, nhiều người lại cảm thấy ngán ngẩm, nhất là những người say xe.

Say tàu xe xảy ra do rối loạn hoạt động ở tai trong làm ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của cơ thể dẫn đến buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi. Với những người mắc bệnh tim mạch hoặc tiêu hoá, các triệu chứng say xe có thể nghiêm trọng hơn và kéo dài sau chuyến đi.

Tại sao bạn lại bị say tàu xe?

Theo Healthline, bệnh say tàu xe là một cảm giác thường xảy ra khi đi du lịch bằng ôtô, thuyền, máy bay hoặc tàu hỏa. Khi đó, các cơ quan cảm giác của cơ thể bạn gửi các thông điệp hỗn hợp đến não, gây chóng mặt hoặc buồn nôn.

Tại sao một số người mắc chứng say tàu xe và những người khác thì không có biểu hiện gì cả. Các nhà nghiên cứu lý giải rằng nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do khác nhau trong hệ thống cảm giác cơ thể của chúng ta.

Ví dụ, khi xe di chuyển chậm, mắt bạn có thể “nói” với bộ não bạn không di chuyển chút nào, nhưng các hệ thống trong não và tai trong của bạn kiểm soát sự cân bằng và tư thế cho thấy đang di chuyển. Sự không phù hợp này gây nhầm lẫn cho não và gây ra một loạt các triệu chứng say xe.

Lam gi de doi pho voi con say xe khi tac duong? hinh anh 1

Say tàu xe làm ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của cơ thể dẫn đến buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi. Ảnh: Starsinsider

 

Những dấu hiệu nào cho thấy bạn bị say tàu xe?

Khi bị say xe, bạn sẽ cảm thấy:

- Buồn nôn

- Da nhợt nhạt

- Đổ mồ hôi

- Tiết nước bọt nhiều

- Hơi thở ngắn

- Chóng mặt, buồn ngủ

- Khó chịu, mệt mỏi.

Ngoài ra, các dấu hiệu sau cũng cho thấy bạn bị say xe nhẹ:

- Đau đầu

- Lo lắng nhẹ

- Ngáp.

Biện pháp nào để chống say tàu xe?

Chọn ngồi ghế đầu

Khi bước lên xe, hãy đảo mắt tìm ngay một vị trí ngồi ít rung lắc nhất. Thường hàng ghế trên đầu sẽ ít cảm nhận rõ được sự va chạm nên sẽ giảm bớt các triệu chứng say xe. Những hàng ghế ở giữa và sau đuôi xe khiến bạn cảm nhận rõ sự rung lắc, tạo cảm giác rung lắc, choáng váng.

Không uống nước có ga

Đồ uống có ga thường kích thích dạ dày, gây cảm giác đầy hơi, cồn cào khiến bạn dễ buồn nôn. Do đó nếu đi xe đường dài, tốt nhất không nên sử dụng thức uống có ga và những thực phẩm nặng mùi.

Nhìn vào chân trời

Các nhà khoa học khuyên rằng, khi xe đang di chuyển bạn nên nhìn ra ngoài cửa sổ phía đường chân trời theo hướng xe đi. Khi đó, mắt sẽ nhận thấy được sự chuyển động và các tín hiệu đường truyền đến não sẽ không gây mâu thuẫn với nhau.

Đeo khẩu trang che kín

Bạn có thể dùng một số biện pháp dân gian như dùng chanh, cam, quýt, gừng, bánh mì,…để ngửi, ngậm,.. khi buồn nôn. Ngoài ra, hãy mang khẩu trang che kín mũi để giảm bớt mùi khó chịu trên xe.

Nhai kẹo cau su hoặc nhâm nhi đồ khô

Một biện pháp đơn giản để giảm nhẹ tình trạng say xe là nhai kẹo cau su hoặc nhâm nhi bất cứ thứ gì có thể làm giảm tác động sai tín hiệu đường truyền não. Các loại đồ khô như bánh mì, lạc,.. khi đi vào cơ thể sẽ giúp hập thụ lượng axit dư thừa trong dạ dày. Nhờ vậy mà tình trạng say sẽ giảm đáng kể.

Dùng gừng

Theo Đông y, trước khi khởi hành 30 phút nên ngậm hoặc uống một cốc nước gừng. Trong suốt hành trình, nếu thấy khó chịu có thể ngậm trong miệng một lát gừng.

Không ăn quá nó hoặc để bụng quá đói

Nếu ăn quá nó khi đi xe có thể gây cảm giác cồn cào, ợ hơi và trào ngược dạ dày khi xe lắc lư. Còn nếu bụng đói thì dạ dày sẽ chẳng có co bóp tiêu hóa khi ngồi xe đường dài. Do đó, hãy chú đừng ăn quá no hoặc không ăn gì trước khi bắt đầu hành trình.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 phương pháp tự nhiên trị say tàu xe

Bích Huệ - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm