Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Muốn không say xe: Hãy điều trị từ trước khi lên tàu, xe

Thông thường, chỉ khi lên tàu, xe, mọi người mới tìm cách để chống say xe như uống thuốc chống nôn hay sử dụng một số mẹo vặt. Tuy nhiên, phần lớn những phương pháp "nước đến chân mới nhảy" đó sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. Cách chống say xe khoa học, hiệu quả nhất phải là điều trị say xe từ trước khi lên tàu, xe kết hợp với trong và sau khi di chuyển.

Muốn không say xe: Hãy điều trị từ trước khi lên tàu, xe

Bạn đã biết cách chữa say xe hiệu quả nhất?

Tìm hiểu ngay cách chống say tàu, xe hiệu quả nhất mà không cần dùng thuốc chống say xe ngay dưới đây:

Bánh quy giòn và đồ uống có gas: Gặm vài miếng bánh quy giòn khô có muối hoặc nhâm nhi một chút nước giải khát có gas hay soda có thể giảm bớt buồn nôn.

Giữ nước: Mất nước có thể xảy ra khi bạn bị nôn do say xe. Nhâm nhi một chút nước hoặc trà thảo dược có thể làm dịu dạ dày và duy trì mức nước thích hợp trong cơ thể. Trong trường hợp bạn đang trên tàu và không thể xuống tàu để làm giảm các triệu chứng như nôn kéo dài, bạn cần tiêu thụ ngay các loại nước bù điện giải như dung dịch nước biển uống được (IV fluids) để tái cân bằng điện giải trong cơ thể.

Biofeedback (liệu pháp phản hồi sinh học)

Biofeedback (liệu pháp phản hồi sinh học): Nếu bạn thường xuyên đi du lịch, công tác xa nhà hoặc có nghề nghiệp cần tương tác với công nghệ thực tế ảo, trò chơi hoặc phim có độ nét cao, liệu pháp phản hồi sinh học có thể hữu ích để ngăn ngừa các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn và nôn.

Vi lượng đồng căn (Homeopathy): Có nhiều cách kết hợp những nguyên liệu trong vi lượng đồng căn để làm giảm buồn nôn, nhức đầu và ù tai có liên quan đến chứng say xe. Thảo dược cocculus và mã tiền là những thành phần có thể có lợi.

Vòng tay bấm huyệt (Acupressure bands)

Vòng tay bấm huyệt: Đây là băng cổ tay được làm bằng chất liệu đàn hồi, được vận hành bằng cách tạo áp lực lên huyệt Hợp Cốc ở mỗi bên cổ tay. Nó có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn xuất hiện triệu chứng say tàu xe mà không gây ra tác dụng phụ, và được đánh giá là an toàn cho cả trẻ em và người lớn.

Gừng: Ăn 250mg gừng, 3 lần mỗi ngày trước khi đi du lịch để giảm các triệu chứng say xe. Hãy tham khảo bác sỹ nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu.

Bạc hà Âu: Nhai vài lá bạc hà hoặc ăn soup bạc hà giúp làm giảm triệu chứng buồn nôn. Bạn có thể uống 1 viên chiết xuất bạc hà chất lượng cao, 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc hít tinh dầu bạc hà trong khi phải đi tàu xe.

Bạc hà đen đắng (Black horehound)

Bạc hà đen đắng (Black horehound): Theo trường Đại học Michigan (Mỹ), các nhà thảo dược châu Âu đã sử dụng cây bạc hà đen đắng (một loài thuộc Chi Bạc hà) để giảm bớt lo lắng và buồn nôn. Nó có sẵn ở dạng cồn thuốc, bạn chỉ cần uống từ 1 – 2ml, 3 lần mỗi ngày. Thận trọng khi bạn đang uống thuốc điều trị Parkinson.

5-Hydroxytryptophan + Magne: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng uống 50mg 5-HTP và 200mg magne cùng nhau, 2 lần mỗi ngày trong vòng 3 tháng có thể làm giảm tình trạng say tàu xe. Nên thận trọng khi sử dụng 5-HTP cùng với các thuốc được kê toa cho bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, trầm cảm, đau cơ thể, đau nửa đầu và bệnh Parkinson. Nên tránh sử dụng chung với siro ho có dextromethorphan.

Vitamin B6: Trong những ngày trước khi di chuyển, hãy đảm bảo rằng bạn uống vitamin B tổng hợp chứa ít nhất 100mg vitamin B6, 2 lần mỗi ngày. Bạn cũng nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin B6 trước khi khởi hành và trong khi đi chuyển. Bạn có thể nhấm nháp các thực phẩm giàu vitamin B6 ngay trên xe như hạt dẻ cười và hạt hướng dương.

Liệu pháp hương thơm với tinh dầu

Tinh dầu: Kích thích các giác quan khác nhau có thể làm bạn quên đi say xe. Bạn có thể ngử tinh dầu bạc hà hoặc hoa oải hương trong khi di chuyển để chống say xe.

Trà hoa cúc: Sau khi các triệu chứng say xe xuất hiện, hãy nhấm nháp một cốc trà hoa cúc để giảm buồn nôn và thư giãn tâm trí. Bạn có thể uống trà hoa cúc lạnh hoặc ấm pha với một chút mật ong nguyên chất.

Rễ cam thảo: Nhai rễ cây cam thảo có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, bao gồm buồn nôn, đầy hơi và ợ hơi.

Biết Tuốt - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm