Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bấm huyệt chữa tiểu máu

Tiểu ra máu là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm nhiễm đường niệu, sỏi đường tiết niệu, lao thận...

Tiểu ra máu là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm nhiễm đường niệu, sỏi đường tiết niệu, lao thận... Người bệnh có thể phát hiện ra bệnh khi đi tiểu thấy nước tiểu có màu hồng nhưng cũng có khi khó phát hiện bằng mắt thường, chỉ khi đi khám bệnh xét nghiệm nước tiểu mới biết.

Phòng và điều trị chữa bệnh tiểu ra máu bằng Đông y cũng là một trong những phương pháp chữa bệnh có hiệu quả. Ngoài việc dùng thuốc, bài viết dưới đây xin giới thiệu với bạn đọc phương pháp bấm huyệt đơn giản trị bệnh tiểu ra máu mà bạn có thể áp dụng tại nhà.

Huyệt tam âm giao.

Bấm huyệt tam âm giao: Là huyệt vị giao hội với các đường kinh tỳ, can và thận, có công năng dưỡng âm, được dùng để chữa các bệnh về đường sinh dục, tiết niệu. Huyệt tam âm giao có tác dụng bổ tỳ thổ, thông khí trệ, sơ tiết vùng hạ tiêu, kiện tỳ hóa thấp, sơ can ích thận.

Vị trí: Trên mắt cá trong 3 tấc, nằm ở chỗ lõm dưới xương sát bờ trong xương chày (từ đỉnh mắt cá trong đo lên 3 thốn, ngang 1 khoát bàn tay).

Cách bấm huyệt: Ngồi dưới đất, hai tay gấp lại vừa tầm để hai bàn tay có thể nắm lấy cổ chân một cách thoải mái. Mỗi bàn tay tác động vào huyệt tam âm giao cùng bên. Dùng 4 ngón tay còn lại bao lấy phía ngoài cổ chân sao cho đầu ngón cái chạm đúng vào vị trí huyệt. Dùng lực vừa phải day thành vòng tròn trên huyệt liên tục từ 3-5 phút. Khi thấy mỏi tay có thể ngừng day, nhưng tay vẫn tiếp tục đặt trên huyệt, nghỉ một lúc sau đó day tiếp. Mỗi ngày có thể thực hành 1-2 lần (mỗi lần 5-10 phút).

Bấm huyệt quan nguyên: Là một huyệt của tiểu trường, hội của 3 kinh âm ở chân với nhâm mạch. Day bấm huyệt này có tác dụng bổ thận cố bản, bổ khí hồi dương, làm ấm hạ tiêu, giúp cho quá trình khí hóa bàng quang được thuận lợi, cải thiện tình trạng rối loạn tiểu tiện.

Vị trí: Ở dưới rốn 3 tấc trên đường trục giữa cơ thể (từ rốn đến bờ trên xương mu được tính là 5 tấc).

Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt quan nguyên trong 3 phút. Chú ý bấm thẳng góc đầu ngón tay cái để đạt hiệu quả điều trị. Ngày nên bấm 1-2 lần.

Bấm huyệt đại lăng: Là nguyên huyệt, du huyệt, huyệt thứ 7 của kinh tâm bào, thuộc hành thổ, huyệt tả. Có tác dụng thanh tâm, định thần, lương huyết nhiệt.

Vị trí: Là chỗ lõm giữa 2 đường gân phía sau bàn tay (nằm chính giữa lằn chỉ cổ tay và nằm giữa 2 gân cơ ở cổ tay).

Cách bấm huyệt: Bấm huyệt cả hai bên. Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt đại lăng trong 3-5 phút. Chú ý bấm thẳng góc đầu ngón tay cái để đạt kết quả điều trị nhất định.

Lưu ý: Để điều trị bệnh tiểu ra máu, người bệnh cần đến thầy thuốc để được điều trị nguyên nhân gây bệnh. Bấm huyệt có tác dụng chữa triệu chứng mà không có tác dụng chữa nguyên nhân gây đái ra máu do sỏi thận, ung thư thận, ung thư bàng quang.

ThS. Nguyễn Ngọc Lan - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm