Khi nói đến acid béo omega 3 trong chế độ ăn hàng ngày, phần lớn mọi người chỉ biết đến tác dụng và lợi ích của các omega 3, mà ít chú ý đến omega 6 và omega 9. Cả 3 loại omega này đều đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nội môi nhưng tỷ lệ chúng như thế nào mới là hợp lý để khỏe mạnh toàn diện.
Chế độ ăn phương Tây điển hình thường nạp rất nhiều omega 6, đặc biệt là dạng acid arachidonic. Omega 6 là tiền chất của những tiền chất điều hòa quá trình viêm. Điều đó có nghĩa là càng có nhiều omega 6 thì càng gây ảnh hưởng đến các triệu chứng và bệnh tật mà một người đang mắc. Trong khi đó, rất nhiều người lại thiếu hụt omega 3 trong chế độ ăn, tiền chất của các chất chống viêm, có lợi cho tim mạch.
Vậy chất béo omega là gì?
Chất béo hay còn gọi là acid béo nói chung là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn lành mạnh hàng ngày và chúng nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Ví dụ, chất béo là thành phần trong bao myelin bọc sợi thần kinh, sản xuất hormone và trong quá trình sinh sản, cấn bằng lượng cholesterol trong cơ thể, kiểm soát sự ngon miệng và rất nhiều, rất nhiều vai trò khác.
Có hai loại chất béo có trong chế độ ăn, đó là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Về mặt hóa học mà nói, tất cả các chất béo đều là acid béo dạng chuỗi do sự liên kết của nguyên tử carbon và hydro. Chúng cũng được phân loại bằng sự khác biệt về số lượng nguyên tử carbon có trong cấu trúc hóa học. Chất béo không bão hòa bao gồm các loại chất béo không bão hòa đơn (MUFAs) và chất béo không bão hòa đa (PUFAs). Omega 3 và omega 6 được xếp vào loại chất béo không bão hòa đa PUFA trong khi omega ( được xếp vào chất béo không bão hòa đơn (MUFAs).
Nếu bạn đang sống trong một đất nước công nghiệp hóa, thì bạn sẽ nạp nhiều omega 6 hơn nhưng lại thiếu omega 3 đặc biệt là EPA và DHA, bởi vì rất nhiều các nước phương tây không ăn cá thường xuyên, và cũng không bổ sung dầu cá dạng uống.
Sự giống nhau giữa ba loại omega
Điểm chung của 3 loại omega này là cơ thể chúng ta cần chúng để tối ưu hóa sức khỏe. Mỗi loại omega đều có những chức năng riêng và đều có lợi cho sức khỏe.
Omega 3 có liên quan đến tác dụng chống viêm, tim mạch, điều hòa cảm xúc, sự phát triển của bào thai và nhiều chức năng khác. Omega 3 có nhiều trong thủy hải sản, đặc biệt là cá hồi và cá thu, một số loại hạt cũng có chứa omega 3 như hạt óc chó và hạt lanh. Có 3 loại omega 3 chính đó là EPA, DHA và ALA. EPA và DHA được tìm thấy phần lớn trong các loại cá béo, trong khi đó ALA được tìm thấy trong các loại hạt.
Omega 6 luôn bị đổ cho tiếng xấu là làm tăng quá trình viêm trong cơ thể nhưng chúng cũng có những lợi ích nhất định đối với hệ tim mạch và là một dạng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chúng ta cần omega 6 để duy trì sự khỏe mạnh, tuy nhiên chúng ta lại không cần chúng ở hàm lượng cao. Hiện tại, cơ thể chúng ta đang chứa rất nhiều chất này vì tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn.
Có hai loại omega 6 chính đó là acid arachidonic và acid linoleic. Omega 6 được chuyển đạng từ một số acid béo khác như dihomo-gamma –linoleic acid và liên hợp acid linoleic. Những acid béo khác đều có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi vị viêm khớp, đau thần kinh, ung thư vú, béo phì và bệnh tim mạch. Omega 6 được tìm thấy nhiều nhất trong dầu thực vật, các loại hạt và ít xuất hiện ttrong thịt và trứng.
Dạng phổ biến nhất nhất của omega 9 là aicd oleic và cũng là chất béo không bão hòa đơn thường gặp nhiều nhất trong chế độ ăn. Omega 9 được tìm thấy trong dầu hạt cải, dầu oliu, quả oliu và hạnh nhân. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ lượng omega 9 ở mức vừa cho đến cao từ thực phẩm giàu chất béo này có thể giúp giảm lượng triglyceride, tăng huyết áp và cholesterol xấu –LDL. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng omega 9 cũng giúp tăng sự nhạy cảm với insulin và làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường, chống viêm, giảm nguy cơ béo phì, đột quỵ cũng như tim mạch. Omega 9 cũng được sự dụng kết hợp với omega 3 trong việc kiểm soát đau thần kinh, lo âu và nhiều bệnh khác.
Đón đọc phần tiếp theo tại http://vienyhocungdung.vn
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.