Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lá olive và những công dụng cho sức khoẻ

Olive là cây thuộc họ Oleaceae, có nguồn gốc từ miền duyên hải Địa Trung Hải. Quả olive thường được dùng để chế biến thành dầu olive hoặc ăn cùng những món salad mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Vậy lá olive thì sao?

Cây olive bao gồm quả, lá mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người.

Lá olive từ lâu đã được ứng dụng trong các bài thuốc cổ của phương Tây. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, hợp chất oleuropein có trong lá olive mang lại nhiều lợi ích tiềm năng cho sức khoẻ. Oleuropein được cho là có đặc tính chống oxy hoá, chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus và thậm chí có thể chống lại ung thư. Cụ thể, lá olive mang lại những lợi ích sau:

1. Giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2

Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Journal of Medicinal Food năm 2012, lá olive có thể mang lại lợi ích tiềm năng trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2 hiệu quả. Theo đó, nghiên cứu được thực hiện trên gần 80 người lớn mắc bệnh đái tháo đường type 2 và cho thấy, những người dùng chiết xuất lá olive trong 14 tuần đã cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, có thể là do giảm hấp thụ tinh bột. Mặc dù nghiên cứu này còn hạn chế về quy mô, nhưng kết quả của nó phù hợp với các nghiên cứu khác trên động vật và trong ống nghiệm.

Một nghiên cứu khác được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Khoa học (Scientific Reaseach) năm 2019 cũng cho thấy, oleuropein và các chất chống oxy hóa khác trong chiết xuất lá olive có thể tăng cường tiết insulin và tăng lượng glucose được các tế bào hấp thụ để nó không tồn tại và làm thay đổi lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, chiết xuất lá olive không dùng để thay thế các phương pháp điều trị y tế tiêu chuẩn cho bệnh đái tháo đường. Vì vậy người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách quản lý và điều trị đúng cách, bất kể ở trong tình trạng sức khoẻ nào.

2. Giúp hỗ trợ sức khoẻ tim mạch

Một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp được thực hiện năm 2021 và đăng tải trên tạp chí khoa học PeerJ đã xem xét tác động của chiết xuất lá olive đối với người lớn trong giai đoạn tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp. Đánh giá này đã phân tích dữ liệu từ năm thử nghiệm lâm sàng, bao gồm tổng cộng 325 người tham gia trong độ tuổi từ 18 đến 80. Kết quả cho thấy, chiết xuất lá olive có khả năng giúp hạ huyết áp tâm thu, giảm nồng độ lipoprotein mật độ thấp (LDL cholesterol) và cải thiện các dấu hiệu sinh học của viêm nhiễm.

3. Giúp chống lại nhiễm trùng do virus

Hầu hết các nghiên cứu khoa học đều ghi nhận khả năng kháng virus đáng kể của chiết xuất lá olive, đặc biệt là đối với hoạt chất oleuropein. Cơ chế tác động đa diện của oleuropein, bao gồm ức chế sự xâm nhập và nhân lên của virus, cùng với khả năng tăng cường miễn dịch, đã mở ra triển vọng ứng dụng chiết xuất lá olive trong phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm virus. Mặc dù các nghiên cứu tiền lâm sàng và một số thử nghiệm lâm sàng quy mô nhỏ đã mang lại kết quả khả quan, nhưng vẫn cần tiến hành các nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn hơn để xác định rõ ràng hiệu quả, liều lượng và độ an toàn của chiết xuất lá ô liu trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến virus, bao gồm cả SARS-CoV-2.

Một số tác dụng phụ của chiết xuất lá olive

Tác dụng phụ thường gặp

Các nghiên cứu về tác dụng phụ của chiết xuất lá olive hiện vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, một số báo cáo cho thấy sản phẩm này có khả năng gây ra các phản ứng phụ không mong muốn, đặc biệt đối với hệ tiêu hóa. Cụ thể, các tác dụng phụ thường gặp bao gồm kích ứng dạ dày, tiêu chảy, trào ngược acid và ợ nóng, nhất là ở những đối tượng đã có tiền sử mắc các vấn đề về đường tiêu hóa. Do đó, người dùng nên thận trọng và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng.

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Những cây thuộc họ Oleaceae như tần bì, liên kiều, hoa nhài, hoa tử đinh hương và đinh tán, có thể gây ra các phản ứng dị ứng đường hô hấp nghiêm trọng. Nếu bạn đã từng có tiền sử dị ứng với các loại cây này, rất có thể bạn cũng sẽ nhạy cảm với chiết xuất lá olive.

Các biểu hiện dị ứng có thể bao gồm: ngứa, hắt hơi, sổ mũi, khó thở, thậm chí là sốc phản vệ trong trường hợp nghiêm trọng. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào chứa chiết xuất lá olive, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dị ứng để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng.

Chiết xuất lá olive có thể gây kích ứng, dị ứng với một số người.

Chiết xuất lá olive có thể gây kích ứng, dị ứng với một số người.

Một số lưu ý khi sử dụng chiết xuất lá olive

Chiết xuất lá olive có khả năng tương tác với một số loại thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc huyết áp (cho người hạ huyết áp) và thuốc điều trị đái tháo đường. Việc sử dụng đồng thời chiết xuất lá olive với các loại thuốc này có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp hoặc hạ đường huyết nghiêm trọng.

Đối với bệnh nhân đang điều trị ung thư, việc sử dụng chất chống oxy hóa như chiết xuất lá olive trong quá trình hóa trị vẫn còn nhiều tranh cãi. Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy lợi ích nhất định, nhưng cũng có những lo ngại về khả năng làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên thận trọng khi sử dụng chiết xuất lá olive do thiếu thông tin về độ an toàn. Tương tự, việc sử dụng sản phẩm này cho trẻ em cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, liều lượng chiết xuất lá olive hiện chưa có quy định cụ thể do thiếu các nghiên cứu sâu rộng và thực tế đây không phải là chất dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày. Các nghiên cứu trước đây thường sử dụng liều lượng dao động từ 500mg đến 1000mg mỗi ngày, thậm chí có trường hợp lên tới 100mg/kg mỗi ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người dùng nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

Đọc thêm tại bài viết sau: Sử dụng dầu Ô-liu giúp giảm táo bón

Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng dành cho trẻ bị suy dinh dưỡng, người thừa cân - béo phì, phụ nữ mang thai, người cao tuổi mắc bệnh mạn tính,..  Liên hệ ngay hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678  hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!
 
Hà Chi (Theo VeryWellHealth) - Theo Sức khỏe cộng
Bình luận
Tin mới
  • 21/02/2025

    Chủ động phòng ngừa cúm thời điểm giao mùa đông xuân

    Mùa đông xuân là thời điểm dễ mắc bệnh cúm mùa, nhất là khi thời tiết lạnh kéo dài, cha mẹ cần chủ động phòng ngủ cho trẻ khi đến trường và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ cải thiện miễn dịch tốt nhất. Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn trong phần giải đáp bởi Tiến sỹ, bác sỹ Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam trong chương trình Thời sự 15h trên kênh HN1

  • 21/02/2025

    TS. BS. Trương Hồng Sơn: Để khỏe mạnh những ngày Tết

    Tết Nguyên Đán đang cận kề, nhưng niềm vui sum họp đôi khi lại đi kèm với những lo toan về sức khỏe. Vậy làm thế nào để có một mùa Tết an vui, khỏe mạnh? Phóng viên (PV) Tạp chí LĐ&CĐ đã có cuộc trao đổi cùng TS. BS. Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

  • 21/02/2025

    Dấu hiệu sớm nhận biết bệnh lậu

    Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhưng thường bị bỏ qua do không có triệu chứng rõ ràng ở nhiều trường hợp. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh không chỉ giúp ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng mà còn bảo vệ sức khỏe của bản thân và bạn tình.

  • 20/02/2025

    Lì xì đại cát cả năm lộc phát cùng VIAM clinic

    Tết đã qua, nhưng sức khỏe vẫn luôn là điều quan trọng nhất! Để giúp bạn và gia đình bắt đầu năm mới trọn vẹn, VIAM Clinic mang đến chương trình LÌ XÌ ĐẠI CÁT – CẢ NĂM LỘC PHÁT, ưu đãi hấp dẫn dành cho mọi khách hàng.

  • 20/02/2025

    Các biện pháp dưỡng ẩm da tay khô ráp trong mùa đông

    Mùa đông thường khắc nghiệt với đôi tay của bạn. Đôi tay của bạn có thể mịn màng, mềm mại và dịu nhẹ vào tháng hè, nhưng khi đến mùa đông, đôi tay có thể chuyển sang màu đỏ, nứt nẻ và thô ráp.

  • 19/02/2025

    Cách làm 6 loại đồ uống tại nhà khi bị cảm lạnh

    Khi bị cảm lạnh, cơ thể rất cần bù nước. Ngoài nước lọc thông thường, bạn hoàn toàn có thể chế biến 6 loại đồ uống dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh.

  • 19/02/2025

    Dùng Glipizide cần thận trọng với thực phẩm, đồ uống nào?

    Người bệnh đái tháo đường đang dùng thuốc Glipizide cần thận trọng với thực phẩm, đồ uống cản trở quá trình kiểm soát đường huyết.

  • 19/02/2025

    Cách kiểm soát mụn trứng cá nghiêm trọng

    Mụn trứng cá nghiêm trọng thường xuất hiện ở nhiều nơi, mụn sâu, thường gây đau đớn, khó chịu và để lại sẹo thâm. Điều tốt nhất bạn có thể làm khi gặp tình trạng này là đến gặp bác sĩ da liễu để được hướng dẫn điều trị. Hãy tìm hiểu về dấu hiệu bệnh, nguyên nhân, phương pháp điều trị hiệu quả nhé !

Xem thêm