Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường là vì sao?

Sử dụng thuốc tránh thai, bệnh tăng giáp, căng thẳng, hội chứng buồng trứng đa nang,... là những nguyên nhân vì sao kinh nguyệt ra ít so với bình thường.

Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường là vì sao?

Có nhiều lý do khiến kinh nguyệt ít hơn bình thường

1. Trọng lượng cơ thể

Quá nhẹ cân là một trong những yếu tố được chứng minh có liên quan tới tình trạng kinh nguyệt ra ít. Nguyên nhân là do, khi cơ thể quá gầy và nhẹ cân sẽ dẫn đến thiếu các protein và chất béo cần thiết cho hoạt động của hormone gây tác động đến chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, tăng cân đột ngột hoặc giảm cân quá nhanh cũng có những tác động tương tự tới chu kỳ của chị em.

2. Mang thai

Một số phụ nữ vẫn thấy hiện tượng ra máu trong thời gian đầu của thai kỳ

Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ biến mất khi họ mang thai. Tuy nhiên, một số người vẫn có thể thấy hiện tượng ra máu trong thời gian đầu của thai kỳ. Đó thường là dấu hiệu cho thấy trứng đã thụ tinh bắt đầu làm tổ trong tử cung, chị em rất dễ nhầm hiện tượng này với chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, ra máu khi trứng cấy vào tử cung sẽ có lượng rất ít và thường biến mất sau 1-2 ngày.

Trong một số ít trường hợp bất thường, chảy máu âm đạo trong khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Vì vậy, nếu biết mình có thai mà thấy hiện tượng ra máu âm đạo, tốt nhất các chị em hãy đi khám để được bác sỹ kiểm tra và tư vấn cách xử trí.

3. Sử dụng thuốc tránh thai

Một số loại thuốc tránh thai hoạt động bằng cách ngăn cản quá trình rụng trứng của cơ thể. Khi không có trứng, lớp niêm mạc của tử cung chỉ bong ra một lớp mỏng, điều này khiến máu ra ít hơn. Dựa vào tác dụng này, các phương pháp ngừa thai bằng nội tiết tố thường được kê cho những phụ nữ bị ra máu nhiều khi có kinh nguyệt.

4. Tuổi

Ở tuổi vị thành niên, chu kỳ kinh nguyệt chưa ổn định và có sự thay đổi thường xuyên về cả thời gian và lưu lượng máu trong mỗi chu kỳ. Càng lớn lên chu kỳ của bạn sẽ càng ổn định. Tuy nhiên, đến thời kỳ mãn kinh, quá trình lão hóa và sự thay đổi của các hormone trong cơ thể sẽ khiến lượng máu mỗi chu kỳ ngày càng ít đi và dần dần mất hẳn. Đây hoàn toàn là những thay đổi bình thường của cơ thể.

5. Nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể là nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít

Hormone prolactin – một hormone có vai trò quan trọng trong việc sản xuất sữa mẹ và ngăn chặn quá trình rụng trứng của cơ thể phụ nữ. Vì vậy, nuôi con bằng sữa mẹ có thể khiến chu kỳ của bạn bị chậm trong vài tháng hoặc làm giảm lưu lượng máu khi đến kỳ. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì chu kỳ của bạn sẽ trở lại bình thường sau khi bạn ngừng cho con bú.

6. Stress

Stress (căng thẳng) là nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như: Bệnh tim, trầm cảm, đái tháo đường… và nó cũng tác động tới cả chu kỳ của bạn. Khi bị stress, cơ thể sẽ giải phóng ra hormone cortisol, gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết và ức chế quá trình sản xuất các hormone estrogen và progesterone. Điều này dẫn đến giảm lưu lượng máu trong chu kỳ, thậm chí có thể gây chậm kinh.

7. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang là hiện tượng các u nang nhỏ hình thành trong buồng trứng, ngăn cản sự phát triển của trứng và không cho trứng trưởng thành. Điều này dẫn tới tình trạng không có sự rụng trứng hoặc trứng chưa trưởng thành di chuyển vào tử cung ảnh hưởng tới độ dày của thành tử cung và khiến máu ra ít hơn khi đến kỳ.

Ngoài hiện tượng kinh nguyệt ra ít thì tóc tăng trưởng quá nhanh, mụn trứng cá và tăng cân đột ngột cũng có thể là những triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang.

8. Bệnh tăng giáp

Các hormone tuyến giáp có chức năng kiểm soát quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng của tế bào. Khi hoạt động của tuyến giáp bị rối loạn, các hormone sẽ được sản sinh một cách không kiểm soát gây rối loạn hoạt động của cơ thể dẫn đến căng thẳng, lo âu, nhịp tim nhanh, ra mồ hôi nhiều, mất ngủ và tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Quang Tuấn - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    Chứng thấp lùn

    Chứng thấp lùn là tình trạng bệnh đặc trưng bởi vóc dáng nhỏ bé do nhiều yếu tố như di truyền hoặc bệnh lý gây ra. Với các triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết, tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn trong suốt toàn bộ quá trình phát triển.

  • 16/04/2024

    Thiếu ngủ có thể làm tăng huyết áp

    Một nghiên cứu cho thấy ngủ ít hơn thời gian khuyến nghị mỗi đêm có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tăng huyết áp.

  • 16/04/2024

    5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

    Chỉ nghĩ đến việc tắm nước lạnh thôi cũng khiến nhiều người rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên cân nhắc tắm nước lạnh.

  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

Xem thêm