Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kiểm soát việc tăng cân khi cách ly trong mùa dịch

Dịch Covid-19 đang hoành hành, việc cách ly dài ngày sẽ nảy sinh nhiều vấn đề, trong đó có cả nguy cơ bị tăng cân. Lý do và kiểm soát chuyện này như thế nào?

Trong thời gian bị cách ly xã hội, con người ta dễ có cảm giác đơn độc, lo lắng, trầm cảm, các thói quen bị thay đổi, hoạt động thể chất cũng không được duy trì, việc ăn uống cũng sẽ thay đổi...tất cả những điều này đều dẫn tới nguy cơ bị tăng cân. Tuy nhiên để khắc phục điều này và kiểm soát cân nặng không phải chuyện quá khó khăn nếu những người đang trong thời gian bị cách ly thực hiện theo các bước sau.

Nấu ăn ở nhà
Nấu ăn là một cách tuyệt vời để cải thiện chất lượng chế độ ăn uống của bạn. Việc chuẩn bị các bữa ăn lành mạnh tại nhà giúp bạn kiểm soát được những gì bạn đang bày trên đĩa của mình, giúp bạn dễ dàng kết hợp các loại thực phẩm chất lượng cao hơn, cung cấp đủ dưỡng chất chỉ với một lượng đồ ăn vừa đủ.

Một nghiên cứu trên 11.396 người liên quan đến việc ăn các bữa ăn nấu tại nhà thường xuyên hơn với chất lượng chế độ ăn uống tổng thể tốt hơn. Kết quả cho thấy những người ăn nhiều hơn 5 bữa ăn nấu tại nhà mỗi tuần ít có nguy cơ bị thừa cân hơn 28% và ít có khả năng bị thừa mỡ hơn 24% so với những người ăn các bữa ăn tự nấu ít hơn 3 lần mỗi tuần.

Thực hiện một chế độ ăn lành mạnh, tránh đồ ăn vặt sẽ giúp bạn kiểm soát được cân nặng

Tích trữ thực phẩm lành mạnh
Việc ăn các thực phẩm lành mạnh sẽ dễ thực hiện hơn nhiều khi bạn có một tủ lạnh đầy đủ các sản phẩm bổ dưỡng như trái cây tươi và rau. Tuy nhiên nếu để sẵn đồ ăn vặt như khoai tây chiên, bánh quy và bánh ngọt lại có thể làm tăng cân vì có nguy cơ ăn quá nhiều.

Hãy nhớ rằng không cần phải cắt bỏ hoàn toàn các món ăn yêu thích của bạn, ngay cả khi bạn đang cố gắng giảm cân. Nhưng tốt nhất bạn không nên nạp vào cơ thể những đồ ăn sẵn và đồ ăn vặt không lành mạnh.

Giữ đủ nước

Khi nói đến giảm cân, những gì bạn uống thường quan trọng như những gì bạn ăn. Các loại nước như Soda, trà ngọt và đồ uống thể thao thường chứa nhiều đường và ít chất dinh dưỡng quan trọng cũng như tiềm ẩn nguy cơ tăng cân.

Ngược lại, uống nhiều nước lọc hơn có thể giúp bạn cảm thấy no, do đó giảm lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày. Một nghiên cứu ở 24 người lớn tuổi bị thừa cân và béo phì cho thấy rằng uống 500mL nước trước bữa ăn sáng làm giảm 13% lượng calo tiêu thụ trong bữa ăn đó.

Cố gắng thực hiện các hoạt động thể chất

Tập gym có thể chưa phải là một lựa chọn tốt nhất như một số cách vận động khác như đi bộ quanh khu nhà, thực hiện các bài tập thể dục nhịp điệu, yoga, đây là các bài tập mà bạn có thể thực hiện hầu như ở mọi nơi với thiết bị tối thiểu hoặc không có.

Những hoạt động này không chỉ đốt cháy thêm calo để tránh tăng cân mà còn giúp kiểm soát căng thẳng và giảm sự lo lắng, căng thẳng.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 5 lợi ích của việc uống đủ nước trong mùa dịch Covid 19

Phương Lâm H+ - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 21/04/2025

    Chế độ ăn uống phòng và điều trị hạ đường huyết

    Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.

  • 21/04/2025

    Lưu ý quan trọng khi chọn sữa cho trẻ

    Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ đặt ra trong những năm đầu nuôi con là: "Con tôi nên uống loại sữa nào và vào thời điểm nào?". Từ giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa và chuyển sang chế độ ăn thông thường, vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn phát triển.

  • 21/04/2025

    Ảnh hưởng của I-ốt đến chức năng tuyến giáp

    Chức năng tuyến giáp có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Các vi chất dinh dưỡng như i-ốt, selen, sắt, kẽm, đồng, magiê, vitamin A và vitamin B12 ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và điều hòa hormon tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Do vậy, những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến những thay đổi trong chức năng tuyến giáp.

  • 20/04/2025

    Nhận thức đúng về thực phẩm giải nhiệt mùa hè

    Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác

  • 20/04/2025

    6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa

    Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

  • 20/04/2025

    7 loại thực phẩm cay giúp chống ngạt mũi và đau đầu do viêm xoang

    Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !

  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

Xem thêm