Kiểm soát cân nặng của người thừa cân - béo phì trong dịp tết
Tết nguyên đán là kỳ nghỉ dài, các lễ hội sau tết còn kéo dài và ngày xưa các cụ thường nói “Tháng giêng là tháng ăn chơi”. Vì thế, sau nghỉ tết, mọi người thường khen nhau “mập ra”, “béo tốt ra”. Câu khen này đối với thời kỳ còn đói kém, thiếu ăn, thiếu dinh dưỡng thì rất phấn khởi nhưng đến nay nếu khen “mập ra” thì không phải ai cũng mừng, đặc biệt đối với người thừa cân và béo phì.
Người thừa cân và béo phì cần kiểm soát cân nặng một cách thường xuyên
Ăn quá nhiều thịt cá, sử dụng nhiều đồ ngọt bánh kẹo và nước ngọt, uống nhiều rượu bia, ăn ít rau trong ngày tết ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, đặc biệt là người thừa cân béo phì.
Chế độ ăn uống nhiều thịt cá (tăng đạm nguồn gốc động vật), ăn không điều độ, ăn không đúng bữa và số bữa ăn cũng nhiều hơn. Nhiều người còn quan niệm là “ăn cỗ hoặc đãi khách” trên mâm phải có nhiều món ăn, nhiều thịt và ít rau, do vậy mức tiêu thụ thịt cá tăng lên nhiều so với bữa ăn hàng ngày dẫn đến mất cân đối khẩu phần ăn. Chế độ ăn này rất nguy hại đối với người bị bệnh gút, cao huyết áp, thừa cân và béo phì. Người thừa cân béo phì không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, ưu tiên ăn cá, thịt gia cầm. Nên ăn thịt vừa phải (không quá 100 g/ngày/người trưởng thành), khuyến khích ăn cá và đậu phụ.
Người thừa cân béo phì không nên ăn quá nhiều thị đỏ
Cần hết sức coi trọng vai trò của rau quả trong chế độ ăn hàng ngày, người thừa cân và béo phì cần tăng cường ăn rau quả, giảm lượng đường bột. Nên sử dụng đủ rau, quả hàng ngày với lượng trên 400 g/ngày. Vai trò của rau và quả chín cung cấp nguồn các vitamin, chất khoáng và chất xơ đã được khẳng định. Đồng thời các chất sinh học quan trọng khác của rau quả, đó là các carotenoid, bioflavonoid có vai trò là các chất chống oxy hóa và phòng ngừa nhiều loại ung thư.
Trong những ngày lễ tết, bên cạnh khẩu phần ăn nhiều đạm động vật thì việc sử dụng quá nhiều bánh mứt kẹo, nước ngọt có ga, các loại nước ngọt khác cũng làm tăng năng lượng khẩu phần, vì vậy, nên hạn chế sử dụng các loại sản phẩm này.
Uống rượu bia nhiều những ngày tết ảnh hưởng không tốt đối với những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, thừa cân và béo phì, vì thế không nên lạm dụng rượu bia, hạn chế rượu bia, đặc biệt đối với người thừa cân và béo phì. Nên uống nước chè xanh, vì chè là một thức uống rất có giá trị do cung cấp nhiều loại flavonoid chống oxy hóa, fluor và nhiều vitamin.
Để tết và lễ hội thực sự có ý nghĩa thì mỗi chúng ta cần duy trì cân nặng ở mức "nên có", đặc biệt cần kiểm soát cân nặng với người thừa cân và béo phì thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý phối hợp với nếp sống lành mạnh, năng động, hoạt động thể lực đều đặn, vừa sức. Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý với người thừa cân béo phì là: khuyến khích một tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất béo động vật và thực vật. Tránh dùng các thực phẩm nhiều chất béo, nhiều cholesterol như: thịt mỡ, bơ, fo mat, não, nội tạng động vật, các món xào rán... Các thực phẩm giàu tiêu thụ vừa phái. Nhóm bột đường nên sử dụng bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ. Đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng từ rau quả chín khoảng 400g/ngày. Xây dựng thói quen giảm ăn mặn, ăn uống điều độ đúng theo nhu cầu. Không ăn bánh, kẹo và uống nước ngọt, không lạm dụng rượu, bia.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhận biết thực phẩm không lành mạnh và thực phẩm thay thế
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.