Dưới đây là 7 cách giúp bạn có thể đoàn tụ an toàn trong mùa dịch
Tụ tập ở ngoài trời, thay vì ở trong nhà
Có rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng hoạt động ở ngoài trời thường sẽ an toàn hơn so với hoạt động ở trong nhà. Virus SARS- CoV-2 lây qua đường không khí và rất dễ lây lan khi ở trong nhà, đặc biệt là trong những tòa nhà thông khí kém. Khi ở ngoài trời, mọi người thường sẽ có khả năng giãn cách với nhau xa hơn vì thế khả năng lây lan của virus cũng thấp hơn. Tuy nhiên, gió ở ngoài trời cũng là điều kiện kiến virus lây lan mạnh hơn, kể cả khi mọi người đã giãn cách đủ 2 mét. Do vậy, bạn vẫn nên đeo khẩu trang khi tụ tập đông người ở ngoài trời để tránh bị lây lan các giọt bắn. Bạn cũng nên mang theo áo khoác, mũ, găng tay và khăn khi tham dự các buổi tiệc ngoài trời để tránh bị cảm lạnh. Nếu bạn lựa chọn ăn tối ở ngoài, cũng nên nhớ rằng ăn tối ngoài trời sẽ an toàn hơn ở trong nhà. Đeo khẩu trang giữa những lần ngừng ăn/uống và khi nguy cơ lây lan virus tăng lên.
Xem xét nguy cơ dịch bệnh tại địa phương
Hãy xem tỷ lệ lây nhiễm dịch bệnh tại địa phương bạn sinh sống hoặc điểm đến của bạn để nắm được nguy cơ dịch bệnh tại địa phương. Nhưng người sống hoặc có di chuyển qua các khu vực có tỷ lệ lây bệnh cao sẽ có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn. Không phải lúc nào người bệnh COVID-19 cũng sẽ có biểu hiện rõ ràng. Những người nhiễm COVID-19 có thể có triệu chứng hoặc không và họ vẫn có nguy cơ sẽ lây lan dịch bệnh cho người khác. Việc tự cách ly và test nhanh trước và sau khi du lịch có thể làm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh cho người khác nhưng không đảm bảo 100% việc bạn sẽ không nhiễm bệnh.
Hạn chế thời gian tụ tập
Việc nhiễm COVID-19 nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào tải lượng virus mà bạn tiếp xúc và việc bạn tiếp xúc với virus trong bao lâu. Nhìn chung, dành các ít thời gian tiếp xúc với những người nhiễm COVID-19 nguy cơ nhiễm bệnh của bạn càng thấp. Không có yếu tố nào đảm bảo rằng việc tụ tập trong những ngày nghỉ lễ giữa mùa dịch này là an toàn cả. Bạn cần phải xét đến tất cả các yếu tố như hướng gió, độ thông khí, tải lượng virus, sự nhạy cảm với virus và việc mọi người có đeo khẩu trang hay không.
Càng có nhiều người tham gia, nguy cơ phơi nhiễm với COVID càng cao. Do vậy, càng có ít người tham gia tụ tập, bạn và khách tham gia bữa tiệc của bạn càng an toàn. Một số chuyên gia khuyến cáo rằng bạn nên hạn chế số người tụ tập, chỉ nên tụ tập khoảng 10 người. Như vậy, có thể nói, trong các buổi tiệc, yếu tố quan trọng nhất là giãn cách. Nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao hơn khi mọi người giảm thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là khi bạn uống rượu, đứng gần nhau, nói to và cởi bỏ khẩu trang.
Đánh giá hành vi của khách mời trong những tuần gân đây
Trong suốt đại dịch, mọi người vẫn đi lại và tiếp xúc với nhau do vậy không có ai là an toàn tuyệt đối cả. Đó là lý do vì sao các chuyên gia đưa ra khuyến cáo nên đánh giá hành vi của khách mời trong những ngày trước khi tụ tập. Liệu khách mời của bạn có tiếp xúc với nhiều người trong những sự kiện lớn hay không? Liệu họ có thường xuyên ăn tối ở trong nhà hay ăn tối ngoài trời hay không? Hãy trao đổi thẳng thắn, cởi mở với khách mời của bạn về các hoạt động họ thường làm. Nếu khách mời có nguy cơ cao, bạn nên thẳng thắn đề nghị họ một cách tham dự khác an toàn hơn hoặc yêu cầu khách mời test nhanh trước khi tham dự.
Đeo khẩu trang
Giãn cách và đeo khẩu trang là 2 yếu tố tốt nhất bạn có thể làm để làm giảm nguy cơ nhiễm virus. Virus SARS – CoV-2 lây truyền qua giọt bắn trong không khí, do vậy, cần phải đeo khẩu trạng và kính chắn giọt bắn khi giao tiếp với người khác. Đeo khẩu trang không chỉ giúp bảo vệ những người xung quanh bạn mà còn giúp bảo vệ chính bạn nữa bởi đeo khẩu trang làm giảm tải lượng virus nếu bạn chẳng may tiếp xúc với virus. Khẩu trang N95 sẽ giúp làm giảm nguy cơ của bạn nhiều hơn là khẩu trang vải thông thường hoặc khẩu trang y tế. Nhưng để mua được khẩu trang N95 chuẩn là rất khó, khẩu trang KN95 là một lựa chọn thay thế khác dễ mua hơn nhưng cung cấp khả năng bảo vệ tốt hơn khẩu trang vải. Bạn nên đeo khẩu trạng cả khi ở trong nhà và khi ở ngoài trời.
Nghiêm túc trong việc rửa tay
Khử khuẩn thường xuyên với các bề mặt nhiều người tiếp xúc như tay nắm cửa, điều khiển tivi, và tủ lạnh, đồng thời thường xuyên rửa sạch tay với xà phòng. Rửa tay khi đi từ ngoài vào, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi chạm tay lên mặt hoặc chạm vào các đồ vật bẩn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ung thư, COVID-19 và những ngày nghỉ: Đối phó với căng thẳng của mùa lễ hội
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.