Các nhà nghiên cứu tin rằng, khối u mô đệm đường tiêu hóa khởi phát từ các tế bào thần kinh nằm ở hệ tiêu hóa chịu trách nhiệm điều khiển sự co bóp của các cơ trong quá trình tiêu hóa. Các khối u mô đệm đường tiêu hóa thường xuất hiện tại dạ dày. Đôi khi, chúng có thể xuất hiện tại ruột non, nhưng khối u mô đệm tại ruột già, thực quản và trực tràng thường ít gặp hơn. Khối u mô đệm đường tiêu hóa có thể là ác tính (ung thư) hoặc lành tính (không phải ung thư).
Các yếu tố nguy cơ
Có một số yếu tố nguy cơ đã được biết tới của khối u mô đệm đường tiêu hóa, bao gồm:
Tuổi: Độ tuổi phổ biến thường xuất hiện khối u mô đệm đường tiêu hóa là từ 50-80 tuổi. Mặc dù khối u mô đệm đường tiêu hóa hoàn toàn có thể gặp ở những người dưới 40 tuổi, nhưng rất hiếm.
Gen: Đa số các khối u mô đệm đường tiêu hóa thường xảy ra một cách ngẫu nhiên và không có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, một số người có các bất thường về gen bẩm sinh có thể dẫn đến các khối u mô đệm đường tiêu hóa. Một số gen có liên quan đến khối u mô đệm đường tiêu hóa bao gồm:
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính xác của các khối u mô đệm đường tiêu hóa hiện chưa được biết rõ, mặc dù những khối u này có liên quan đến các yếu tố nguy cơ được nhắc đến ở trên. Các khối u ung thư thường sẽ phát triển khi các tế bào bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát. Khi tế bào tiếp tục phát triển một cách không thể kiểm soát được, chúng sẽ dẫn đến việc hình thành một khối gọi là khối u. Khối u mô đệm đường tiêu hóa khởi phát tại đường tiêu hóa và có thể phát triển, gây ảnh hưởng đến các cơ quan, hoặc cấu trúc gần đó. Khối u cũng có thể lan sang các hạch bạch huyết và các cơ quan khác ở xa hơn trong cơ thể.
Triệu chứng
Triệu chứng bệnh sẽ phụ thuộc vào kích thước khối u cũng như vị trí mà khối u phát triển. Vì lý do này, triệu chứng thường có mức độ nghiêm trọng rất khác nhau giữa mọi người.
Một số triệu chứng phổ biến thường gặp bao gồm:
Những triệu chứng này cũng rất giống với các triệu chứng trong nhiều bệnh khác. Nếu bạn xuất hiện bất cứ triệu chứng nào trên đây, bạn nên trao đổi với bác sỹ. Bác sỹ sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân của các triệu chứng. Nếu bạn có bất cứ yếu tố nguy cơ nào của khối u mô đệm đường tiêu hóa hoặc mắc bất cứ bệnh gì có thể gây ra các triệu chứng ở trên, hãy đảm bảo rằng bạn đã nhắc đến những vấn đề này với bác sỹ.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán các khối u mô đệm đường tiêu hóa, bác sỹ có thể sẽ sử dụng các xét nghiệm và thủ thuật sau:
Khám lâm sàng
Trong quá trình khám lâm sàng, bác sỹ sẽ kiểm tra các dấu hiệu chung của sức khỏe. Bài kiểm tra thường sẽ cung cấp cái nhìn chung nhất về việc bạn cảm thấy như thế nào. Nếu bạn có các triệu chứng bất thường, như có khối u hoặc vết bầm tím, bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám kỹ hơn. Nếu bạn nhận thấy có điều gì đó bất thường xảy ra với cơ thể, thì bạn nên đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt.
Thử nghiệm máu ẩn trong phân
Loại xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện lượng máu rất nhỏ ẩn trong phân mà mắt thường không nhìn thấy được. Máu trong phân có thể có nguyên nhân là do ung thư đường tiêu hóa hoặc có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý khác.
Chụp CT
Chụp CT có thể sẽ cung cấp rất nhiều hình ảnh cụ thể về một vùng nào đó bên trong cơ thể. Một máy chụp sử dụng tia X sẽ được kết nối với máy tính và cung cấp ảnh chụp dưới nhiều góc độ khác nhau. Đôi khi, thuốc cản quang có thể được sử dụng để giúp bác sỹ nhìn rõ các tế bào trong cơ thể hơn. Thuốc cản quang có thể được đưa vào cơ thể dưới dạng uống hoặc tiêm.
Chụp cộng hưởng từ
Thủ thuật này sử dụng sóng điện từ và một máy tính để ghi lại hình ảnh tại các vùng bên trong cơ thể. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ thường sẽ chi tiết hơn và sẽ tốt hơn hình ảnh chụp CT trong một số trường hợp.
Chụp PET
Đây là một cách khác để ghi lại hình ảnh các cơ quan và mô trong cơ thể mà không sử dụng tia X. Một lượng đường phóng xạ sẽ được tiêm vào cơ thể. Một máy chụp sẽ phát hiện ra lượng đường này và ghi lại hình ảnh. Đường sẽ được hấp thu nhiều hơn bởi các tế bào cần sử dụng nhiều năng lượng, ví dụ như tế bào ung thư. Đó là lý do vì sao thủ thuật này dùng để phát hiện ung thư.
Siêu âm nội soi
Thủ thuật siêu âm nội soi sử dụng sóng siêu âm từ một đầu dò để tạo ra các hình ảnh về đường tiêu hóa. Bác sỹ sẽ đưa đầu dò qua miệng, xuống thực quản và đi vào dạ dày hoặc ruột non. Đầu dò có đèn và một thấu kính gắn vào đầu để giúp bác sỹ nhìn rõ hơn. Thủ thuật này thường xảy ra cùng lúc với thủ thuật sinh thiết và sẽ giúp bác sỹ có cái nhìn cụ thể hơn về khối u.
Sinh thiết
Sinh thiết bao gồm việc lấy đi một lượng nhỏ mô từ cơ thể. Lượng mô này sau đó sẽ được xem xét dưới kính hiển vi. Bác sỹ sẽ sử dụng thủ thuật sinh thiết để xem xét các dấu hiệu ung thư ở các tế bào này.
Các xét nghiệm khác
Nếu bác sỹ tìm thấy có các tế bào ung thư trong khi tiến hành một trong số các xét nghiệm ở trên, thì bạn có thể sẽ cần phải tiến hành các xét nghiệm theo dõi khác. Những xét nghiệm sau đây thường được sử dụng để tìm hiểu rõ hơn về ung thư:
Bệnh học: Loại xét nghiệm này là một xét nghiệm hình ảnh về khối u mô đệm đường tiêu hóa dưới kính hiển vi để xem xét hình dạng và sự xuất hiện của các tế bào ung thư.
Đếm số lượng phân bào: loại xét nghiệm này sẽ xem xem các tế bào ung thư phát triển và phân chia nhanh như thế nào.
Xét nghiệm phân tử: Đây là loại xét nghiệm sẽ xem xét sự có mặt hoặc sự thiếu một vài protein hoặc đột biến gen ở các tế bào ung thư. Những protein hoặc đột biến gen này có thể sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị.
Các giai đoạn
Một khi đã được chẩn đoán có khối u mô đệm đường tiêu hóa, bước tiếp theo là xác định giai đoạn ung thư. Xác định đúng giai đoạn ung thư sẽ giúp bác sỹ lên kế hoạch điều trị phù hợp cho bạn, cũng như dự báo trước được tiên lượng và khả năng hồi phục của bạn.
Các yếu tố phổ biến thường được sử dụng để xác định giai đoạn khối u mô đệm đường tiêu hóa bao gồm:
Lựa chọn điều trị
Có rất nhiều lựa chọn điều trị cho khối u mô đệm đường tiêu hóa. Rất nhiều lựa chọn hiện đã được áp dụng, nhưng cũng có rất nhiều lựa chọn khác mới chỉ đang dừng ở mức độ nghiên cứu hoặc thử nghiệm lâm sàng. Một số phương pháp điều trị gần đây bao gồm:
Phẫu thuật: Phẫu thuật trong khối u mô đệm đường tiêu hóa bao gồm việc loại bỏ toàn bộ khối u và các mô xung quanh. Việc này sẽ đảm bảo được rằng không có tế bào ung thư nào còn sót lại trong cơ thể. Khi khối u mô đệm đường tiêu hóa chưa lan sang các phần khác của cơ thể, thì phẫu thuật là phương pháp điều trị chuẩn và nên được tiến hành nếu có thể.
Trị liệu đích: Trị liệu đích là phương pháp điều trị có thể nhận ra và tiêu diệt tế bào ung thư một cách chính xác hơn, do vậy, phương pháp này được cho là có ít tác dụng phụ hơn các phương pháp điều trị ung thư truyền thống.
Ức chế tyrosine kinase (TKIs): Đây là một loại thuốc đặc biệt dùng để điều trị khối u mô đệm đường tiêu hóa bằng việc ngăn chặn các tín hiệu khiến các tế bào phát triển. Phương pháp này thường được áp dụng với các khối u không thể loại bỏ được bằng phẫu thuật hoặc với các khối u cần thu nhỏ lại trước khi tiến hành phẫu thuật.
Chăm sóc giảm nhẹ: Mục tiêu của chăm sóc giảm nhẹ là dự phòng và điều trị triệu chứng, cũng như các phản ứng không mong muốn của bệnh càng sớm càng tốt. Chăm sóc giảm nhẹ có thể bao gồm việc kiểm soát đau, tư vấn và nhiều loại can thiệp khác. Loại chăm sóc này thường được tiến hành bởi một nhóm các nhân viên y tế, dược sỹ, chuyên gia tâm lý…
Xạ trị và hóa trị là 2 phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhưng thường không được sử dụng để điều trị khối u mô đệm đường tiêu hóa. Tuy vậy, xạ trị cũng có thể được sử dụng như một dạng điều trị giảm nhẹ. Hóa trị sử dụng các chất hóa học để phá hủy các tế bào ung thư bằng việc ngăn không cho chúng phát triển. Hóa trị thường không hiệu quả trong việc điều trị khối u mô đệm đường tiêu hóa.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thừa cân béo phì và mối liên quan với 13 căn bệnh ung thư
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.
Ít ai biết rằng, táo không chỉ là loại quả bổ dưỡng mà còn đóng vai trò giúp cải thiện ham muốn tự nhiên. Vậy bằng cách nào và chúng có những dưỡng chất gì tốt cho “chuyện ấy”? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những thay đổi ở âm đạo mà phụ nữ có thể gặp phải sau khi sinh con và đưa ra những lời khuyên hữu ích để việc phục hồi sau sinh trở nên dễ dàng hơn.
Viêm tai là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em. Mặc dù có thể tự điều trị tại nhà cho một số trường hợp nhẹ, nhưng việc hiểu rõ những gì nên và không nên làm là rất quan trọng để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trước và trong quá trình mang thai, chị em cần bổ sung một số vi chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh chế độ ăn uống, bà bầu còn cần sự hỗ trợ của thực phẩm chức năng và viên uống vitamin tổng hợp.
Không khí lạnh kéo đến mang theo nhiều nguy cơ đối với sức khỏe tim mạch. Các cơn huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim...có khả năng bột phát, nhất là những người cao tuổi hoặc người có các bệnh lý nền. Để phòng ngừa những rủi ro liên quan và có một mùa đông ấm cúng bên cạnh gia đình, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu một số lưu ý quan trọng về bệnh tim mạch trong bài viết dưới đây nhé!
“Carcinogen” là tác nhân có khả năng gây ung thư. Đây là những chất có thể làm thay đổi cấu trúc DNA hoặc quá trình phân chia tế bào, dẫn đến sự phát triển không kiểm soát của các tế bào và hình thành khối u ác tính. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các tác nhân gây ung thư phổ biến trong bài viết dưới đây.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng với người viêm amidan. Vậy bị viêm amidan nên ăn và kiêng thực phẩm gì để chóng khỏi bệnh?