Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chuyển dạ có can thiệp

Chuyển dạ có can thiệp là khi bác sỹ của bạn cho bạn sử dụng thuốc hoặc sử dụng các phương pháp khác để kích thích cuộc chuyển dạ

Chuyển dạ có can thiệp

Bác sỹ có thể chỉ định chuyển dạ có can thiệp nếu bạn có các vấn đề sức khỏe có thể gây hại cho mẹ hoặc em bé, hoặc nếu bạn đã mang thai lâu hơn 42 tuần. Đối với một số phụ nữ, việc chuyển dạ có can thiệp là cách tốt nhất để giữ cho mẹ và bé khỏe mạnh.

Nếu thai kỳ của bạn khỏe mạnh, tốt nhất là để quá trình chuyển dạ diễn ra một cách tự nhiên. Nếu bác sỹ trao đổi với bạn về chuyển dạ có can thiệp, hãy hỏi xem có thể chờ đợi cho đến khi em bé đủ 39 tuần hay không. Điều này sẽ giúp cho phổi và não của em bé của bạn phát triển hoàn thiện trước khi bé chào đời. Nếu có vấn đề với thai kỳ hoặc sức khoẻ của em bé, bạn có thể cần phải sinh con sớm hơn.

Chuyển dạ là gì?

Bạn bước vào quá trình chuyển dạ khi bạn có các cơn co thắt ngắn, thường xuyên của tử cung. Các cơn co thắt xảy ra khi cơ tử cung của bạn co chặt và sau đó giãn ra, giúp đẩy em bé ra khỏi tử cung và giúp cổ tử cung giãn nở (mở ra). Cổ tử cung là phần mở ra của tử cung nằm ở đầu âm đạo (đường dẫn sinh). Em bé của bạn sẽ đi qua cổ tử cung vào âm đạo trong khi sinh.

Tại sao cần chuyển dạ có can thiệp?

Chuyển dạ can thiệp giúp giữ cho bạn và em bé an toàn. Dưới đây là một số lý do khiến bạn cần chuyển dạ có can thiệp:

  • Thời gian mang thai của bạn kéo dài hơn 42 tuần. Sau 42 tuần, nhau thai thường ngừng hoạt động và em bé sẽ không còn được khỏe mạnh nữa. Nhau thai phát triển trong tử cung của bạn, cung cấp thức ăn và oxy cho em bé qua dây rốn.
  • Nhau thai của bạn tách dần khỏi tử cung, dẫn đến suy nhau thai và không đảm bảo đủ nuôi dưỡng cho em bé.
  • Bạn bị nhiễm trùng trong tử cung.
  • Bạn bị tăng huyết áp do mang thai.
  • Bạn đã vỡ ối hoặc cạn nước ối nhưng không xuất hiện các cơn co thắt tử cung.
  • Bạn có vấn đề về sức khoẻ, chẳng hạn như tiểu đường, có thể gây hại cho bạn hoặc em bé
  • Em bé của bạn có vấn đề về tăng trưởng.
  • Bạn là người mang Rh (-).

Chuyển dạ có can thiệp nên được khuyến khích vì lý do y tế để bảo vệ sức khoẻ của bạn và em bé. Nếu thai kỳ của bạn khỏe mạnh, tốt nhất là để quá trình chuyển dạ tự xảy ra mà không cần can thiệp.

Làm thế nào để thực hiện việc chuyển dạ có can thiệp?

Bác sỹ sẽ sử dụng một hoặc nhiều phương pháp để gây chuyển dạ:

  • Tách túi nước ối từ thành tử cung (còn gọi là tước các màng). Túi nước ối là túi bên trong tử cung giữ em bé đang lớn của bạn. Nó chứa đầy chất dịch màng ối. Bác sỹ sẽ nhẹ nhàng đặt một ngón tay qua cổ tử cung của bạn và tách túi nước ối từ tử cung của bạn. Khi điều này được thực hiện, bạn có thể cảm thấy các cơn co thắt.
  • Làm mềm cổ tử cung. Bác sỹ sẽ cho bạn thuốc giúp làm mềm và mỏng cổ tử cung của bạn. Thuốc có thể là dạng uống hoặc dạng gel hoặc thuốc đạn đặt trong âm đạo.
  • Cho bạn dùng thuốc để bắt đầu các cơn co thắt. Các bác sỹ thường sử dụng thuốc Pitocin tiêm tĩnh mạch để gây chuyển dạ. Pitocin là một dạng oxytocin nhân tạo, một hoóc môn mà cơ thể bạn tạo ra để giúp bắt đầu co thắt. Pitocin có thể làm cho bạn có những cơn co thắt mạnh mẽ. Pitocin cũng có thể làm bạn đau bụng. Trước khi bạn đến bệnh viện, hãy làm theo chỉ dẫn của bác sỹ. Bạn chỉ nên ăn nhẹ trước khi sử dụng Pitocin.
  • Gây vỡ túi nước ối: Bác sỹ sẽ sử dụng một cái móc nhỏ giống như kim đan để chọc túi nước ối. Điều này không gây đau đớn, nhưng bạn có thể cảm thấy dòng nước ối ấm áp chảy ra. Cơn co thắt và chuyển dạ thường sẽ đến sau đó.

Bao lâu sau khi chuyển dạ có can thiệp bạn sẽ sinh em bé?

Chuyển dạ có can thiệp có thể mất vài giờ hoặc kéo dài 2 hoặc 3 ngày. Nó phụ thuộc vào cơ thể bạn phản ứng thế nào đối với việc điều trị. Chuyển dạ có can thiệp có thể mất nhiều thời gian hơn nếu bạn mang thai lần đầu tiên hoặc nếu em bé nhỏ hơn 37 tuần.

Những nguy của chuyển dạ có can thiệp là gì?

Nguy cơ bao gồm:

  • Ngày dự sinh của bạn có thể không chính xác, vì vậy con của bạn có thể được sinh ra quá sớm. Nếu bạn lên kế hoạch cho một lần nhập viện và ngày đó cách ngày dự sinh 1-2 tuần, con của bạn có thể bị sinh non. Nếu thai kỳ của bạn khỏe mạnh, hãy chờ đến khi bạn chuyển dạ tự nhiên. Nếu bạn cần nhập viện do các lý do sức khỏe, hãy hỏi bác sỹ xem bạn có thể đợi đến khi em bé đủ 39 tuần hay không. Điều này khiến phổi và não của em bé phát triển đầy đủ trước khi sinh.
  • Pitocin có thể làm cho cơn co thắt chuyển dạ rất mạnh và hạ thấp nhịp tim của bé. Các bác sỹ sẽ giám sát nhịp tim của em bé cẩn thận khi kích thích chuyển dạ. Họ có thể thay đổi hoặc giảm lượng Pitocin mà bạn nhận được. Sử dụng ít Pitocin có thể làm cho cơn co thắt của bạn yếu đi và giúp giữ cho nhịp tim của bé ổn định.
  • Bạn và con bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn nếu chuyển dạ không bắt đầu sau khi màng ối vỡ. Nước ối thường bảo vệ em bé và tử cung khỏi bị nhiễm trùng. Nhưng một khi nó vỡ, vi trùng có thể xâm nhập dễ dàng hơn và lây nhiễm cho bạn và con bạn.
  • Có thể có vấn đề với dây rốn. Ví dụ, nếu túi nước ối bị hỏng, dây có thể trượt vào âm đạo trước khi bé sinh ra. Điều này có thể xảy ra nếu đứa bé sinh ngược hoặc nếu đầu bé vẫn còn cao trong tử cung. Hoặc dây có thể bị vắt. Nếu nó vắt, em bé sẽ không có đủ thức ăn và oxy. Những vấn đề này có thể nghiêm trọng đối với bé.
  • Đôi khi việc thụ thai không hiệu quả, và bạn cần phải sinh mổ.
  • Bạn có thể bị vỡ tử cung. Vỡ/rách tử cung có thể gây chảy máu nghiêm trọng. Nếu bạn đã sinh mổ trước đó, bạn có nguy cơ vỡ t tử cung cao vì sinh mổ tạo ra vết sẹo trong tử cung. Vỡ tử cung là một biến chứng hiếm gặp của chuyển dạ có can thiệp.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Chuyển dạ kéo dài

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Marchofdimes
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm