Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Quan hệ tình dục sau sinh: Thời điểm an toàn?

Khi nào nên làm "chuyện ấy" sau khi sinh nở chắc hẳn là chủ đề được rất nhiều mẹ bầu và mẹ mới sinh quan tâm. Đáp án sẽ được nói rõ trong bài viết sau:

Quan hệ tình dục sau sinh: Thời điểm an toàn?

Bạn thắc mắc không biết khi nào là thời điểm an toàn để quan hệ tình dục lại sau khi sinh con, song lại ngập ngừng không dám hỏi ai? Đừng lo, mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Cơ thể bạn chính là câu trả lời!

Điều quan trọng nhất là hãy lắng nghe cơ thể mình: Bạn có thấy sẵn sàng để làm “chuyện ấy” chưa? Nếu bạn cảm thấy không thoải mái hoặc đau đớn thì không nên tiếp tục.

Thông thường, các bác sĩ khuyên chị em nên kiêng 6 tuần sau khi sinh nếu muốn quan hệ tình dục một cách bình thường. Đây cũng là lời khuyên dành cho cả chị em phụ nữ sinh thường và sinh mổ. Theo các bác sĩ, các mẹ mới sinh nên tuân theo nguyên tắc 6 tuần để tránh nguy cơ nhiễm trùng. 

Tuy nhiên, nếu bạn không thể chờ đợi lâu hơn thì tin tốt là bạn và bạn đời có thể “yêu” một cách nhẹ nhàng và không xâm nhập chỉ 02 tuần sau sinh, nếu bạn đã cảm thấy sẵn sàng. Các nghiên cứu cho thấy cổ tử cung của chị em sẽ đóng lại và hầu hết các vết rạch và vết rách đã lành sau hai tuần sau khi sinh. Dù vậy, theo quan sát phải mất đến khoảng 6 tuần thì tử cung của các bà mẹ mới sinh trở về kích thước “bình thường” nếu bạn sinh thường.

Bên cạnh đó, một số vấn đề có thể khiến phụ nữ cảm thấy không tự tin, nếu bị rách và trầy xước âm đạo trong quá trình sinh và phải khâu; hoặc vết thương bị sưng tấy, bạn có thể sẽ phải đợi lâu hơn. Thêm nữa, một số quan điểm cổ hơn, liên quan đến khí huyết của người phụ nữ thì lại cho rằng, cần thời gian lâu hơn, khoảng 3 tháng để người phụ nữ hồi phục hoàn toàn sau khi sinh. Điều này cũng khiến một số phụ nữ e ngại và chờ đợi lâu hơn.

Sau khi sinh, nhiều chị em sẽ bị khô âm đạo do thay đổi hormone. Lượng estrogen giảm sau khi bạn sinh và cho con bú dẫn đến tình trạng thiếu độ ẩm tự nhiên ở vùng nhạy cảm. Bạn chỉ cần sử dụng dầu bôi trơn vì đây không phải tình trạng báo động. Thông thường, sau khi ngừng cho con bú, âm đạo của bạn sẽ ẩm ướt trở lại.

Đừng quên tránh thai

Đối với chị em muốn kế hoạch, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về phương pháp tránh thai. Nhiều người cho rằng mình không thể mang thai ngay sau khi sinh hoặc trong thời gian đang cho con bú, song điều đó là hoàn toàn sai lầm. Hãy tham khảo ý khiến bác sĩ về phương pháp tránh thai trước hoặc ngay sau khi bạn sinh.

Một trong các phương pháp được bác sĩ khuyên sử dụng là sử dụng vòng tránh thai, loại giải phóng hormone hoặc loại vòng tránh thai thông thường có thể hiệu quả trong vài năm. Vòng tránh thai có thể được đặt vào trong tử cung của bạn ngay khi bạn vừa sinh xong.

Điều quan trọng nhất là hãy chăm sóc và giữ cho sức khỏe và cơ thể bạn ở trong tình trạng tốt nhất cũng như hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn “hâm nóng tình cảm” với bạn đời sau khi sinh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thay đổi về đời sống tình dục sau khi sinh con

Thu Hằng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 09/11/2024

    8 thói quen “vô hại” có thể gây ra bệnh loãng xương

    Bệnh loãng xương là tình trạng mất khối lượng và chất lượng xương. Theo thống kê của Quỹ loãng xương quốc gia Hoa Kỳ, bệnh ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người tại Hoa Kỳ, trong đó 80% là phụ nữ.

  • 09/11/2024

    Bài tập thể dục làm chậm tốc độ lão hóa cho người ngoài 40

    Nghiên cứu cho thấy, năm 44 tuổi và 60 tuổi là hai mốc thời gian khiến cơ thể người lão hóa nhanh chóng. Vì thế ngay từ sớm, người ngoài 40 tuổi cần tập thể dục kháng lực để đẩy lùi tốc độ lão hóa.

  • 08/11/2024

    Đồ uống có gas liên quan đến nguy cơ đột quỵ

    Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người thường xuyên uống nước ngọt có gas có nguy cơ đột quỵ cao hơn 22% so với những người không uống.

  • 08/11/2024

    Biện pháp khắc phục viêm mũi họng cho trẻ em

    Trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm mũi họng mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ nên nắm rõ nguyên tắc chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng để con nhanh khỏi bệnh.

  • 08/11/2024

    Tác động của HIV lên cơ thể

    HIV tấn công hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn khó chống lại những yếu tố có thể khiến bạn bị bệnh. Khi virus làm suy yếu khả năng phòng vệ tự nhiên của bạn, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu trên khắp cơ thể.

  • 08/11/2024

    Bình tĩnh xử trí khi trẻ sốt

    Sốt là biểu hiện thường gặp khi cơ thể trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc bất kỳ tác nhân gây bệnh nào. Cha mẹ nên bình tĩnh theo dõi thân nhiệt của con để đưa ra hướng xử trí phù hợp.

  • 07/11/2024

    Sushi có tốt cho sức khỏe không?

    Nhiều người đã nghe nói ăn sushi tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, liệu điều này có đúng không dưới góc nhìn của các chuyên gia dinh dưỡng?.

  • 07/11/2024

    Trẻ bị viêm họng sốt cao phải làm sao?

    Trẻ bị viêm họng sốt cao thường do thay đổi thời tiết, độ ẩm cao, môi trường nhiều vi khuẩn, virus. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy, cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị sốt cao do viêm họng?

Xem thêm