Cho con bú giúp giảm cân sau sinh
Cho con bú thực sự có thể hỗ trợ một số bà mẹ giảm cân và giúp họ trở lại với cân nặng như lúc chưa mang thai nhanh hơn. Nhưng với đại đa số những bà mẹ khác, việc giảm cân thường khó khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn.
Số cân nặng của bạn giảm được sau sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: cân nặng bạn có trước khi mang thai, bạn tăng bao nhiêu cân trong và sau quá trình mang thai, chế độ ăn, cường độ hoạt động thể lực và sức khỏe tổng thể của bạn.
Trong quá trình mang thai, bạn tăng càng nhiều cân thì sau đó, bạn càng cần giảm cân nhiều hơn
Việc giảm cân sẽ thực sự dễ dàng nếu bạn tuân theo hướng dẫn kiểm soát tăng cân trong thời kì mang thai. Với những người có cân nặng ở mức trung bình (được tính dựa vào BMI), bạn sẽ tăng khoảng 12-16 kg trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn thiếu cân khi sắp sinh em bé, bạn sẽ cần nỗ lực tăng cân nhiều hơn. Và nếu bạn thừa cân khi mang thai, bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm soát mức độ tăng cân của bạn. Nhưng, bạn cần lưu ý rằng, bạn tăng cân càng nhiều so với khuyến cáo, bạn sẽ phải giảm càng nhiều cân hơn sau sinh.
Bạn sẽ giảm bao nhiêu cân ngay sau khi sinh?
Khi bạn sinh em bé, bạn có thể giảm ngay 4,5-6 kg. Đó chính cân nặng của em bé cùng nước ối và nhau thai. Sau đó, sau vài ngày, bạn sẽ giảm thêm khoảng 2,5 kg. Đó là khối lượng của lượng nước mà bạn đã mang theo trong quá trình mang thai.
Cho con bú trong giai đoạn đầu sẽ không giúp bạn giảm cân, nhưng sẽ giúp bạn co tử cung và khiến tử cung trở về kích thước ban đầu. Chính vì thế, cho con bú, bụng của bạn sẽ nhỏ dần lại trong vòng 6 tuần hậu sản.
Trở về với cân nặng bạn có trước mang thai: lượng cân cần giảm
Trong vòng 6 tuần sau khi sinh, bạn không nên lo lắng quá nhiều về cân nặng của mình. Trong khoảng thời gian này, bạn cần có chế độ ăn lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lí. Cơ thể bạn cần thêm năng lượng và dinh dưỡng để hồi phục sau khi sinh và để hình thành sữa cho bé.
Sau 6 tuần hậu sản, khi bạn bước vào giai đoạn hồi phục, và lượng sữa của bạn được sản xuất ổn định, bạn có thể bắt đầu giảm cân.
Trung bình, nếu bạn nạp đúng lượng calo theo khuyến cáo và vẫn cho con bú, bạn sẽ giảm khoảng 0,5 kg mỗi tuần hoặc mỗi 2 tuần. Lượng cân nặng này nghe có vẻ không nhiều, nhưng giảm cân ổn định dần dần sẽ an toàn và giúp bạn khỏe mạnh hơn. Thêm vào đó, việc giảm cân từ từ sẽ giúp bạn giảm cân một cách đều đặn và liên tục.
Bạn cần chú ý rằng, lo lắng có thể khiến bạn tăng cân trở lại. Do đó, hãy kiên nhẫn và nhớ rằng, bạn đã mất 9 tháng để tăng cân, chính vì thế hãy cho cơ thể của bạn thời gian. Trung bình, cơ thể phụ nữ sẽ cần khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn để có thể lấy lại vóc dáng trước đây sau mỗi lần sinh.
Cho con bú và giảm cân
Cho con bú có thể đốt cháy 500 calo mỗi ngày và thậm chí kể cả khi bạn ăn nhiều hơn, bạn vẫn có thể giảm cân.
Nghiên cứu cho thấy phụ nữ cho con bú thường giảm cân nhiều hơn trong khoảng thời gian 6 tháng sau khi sinh so với phụ nữ không cho con bú.
Chế độ ăn khi cho con bú
Trong khoảng thời gian bạn cho con bú, cố gắng giảm cân thật nhanh bằng chế độ ăn hạn chế calo là một điều sai lầm. Hạn chế lượng thức ăn bạn ăn có thể khiến cơ thể bạn bị thiếu dinh dưỡng để nuôi bản thân và cung cấp dinh dưỡng trong sữa cho bé. Việc nhịn ăn có thể gây mất sữa.
Bạn cũng nên tránh những loại thuốc giảm cân. Những sản phẩm này chứa thảo dược, thuốc hoặc những chất gây hại cho bé bởi chúng có khả năng xuất hiện trong sữa mẹ.
Trong thời kỳ cho con bú, tốt nhất là bạn không nên dùng bất cứ loại thuốc nào hoặc không tuân theo chế độ ăn đặc biệt nào trừ khi bạn tham khảo ý kiến bác sĩ.
4 mẹo giảm cân khi đang cho con bú
- Bắt đầu từ từ: Sau khi kết thúc 6 tuần hậu sản, bạn có thể bắt đầu giảm cân từ từ ở mức 1-1.5 kg mỗi tháng. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể giảm nhiều cân hơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lên kế hoạch giảm cân an toàn mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
- Tránh xa đồ ăn nhanh: Đồ ăn nhanh hoàn toàn không chứa chất dinh dưỡng nhưng lại cung cấp nhiều năng lượng. Chúng bổ sung thêm năng lượng nhưng không cho bạn bất cứ chất dinh dưỡng nào cần thiết. Ăn thức ăn chứa nhiều năng lượng khiến bạn khó giảm cân và thậm chí có thể khiến bạn tăng cân.
- Bắt đầu tập thể dục. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài tập thể dục. Nếu bạn không mổ đẻ, thì sau khoảng 6 tuần, bạn có thể bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng. Nếu bạn phải mổ, cơ thể sẽ cần nhiều thời gian hơn để hồi phục sau sinh trước khi bạn có thể bắt đầu tập luyện.
- Ngủ đủ giấc có thể hơi khó khắn đối với một số bà mẹ, nhưng hãy nghỉ ngơi bất cứ khi nào bạn có thể. Thiếu ngủ thường đi kèm với khó giảm cân, và gây tăng cân.
Cần làn gì nếu gặp vấn đề về giảm cân sau 3-6 tháng cho con bú
Xem xét cẩn thận chế độ ăn của bạn. Ăn nhiều, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào và chứa nhiều mỡ có thể cản trở hiệu quả giảm cân. Thử chuyển sang chế độ ăn ít mỡ, ít đồ ăn chiên xào, và bổ sung thêm hoa quả, rau củ vào chế độ ăn, hạn chế ăn nhiều.
Nếu bạn chưa bắt đầu tập luyện, hãy tìm đến bác sĩ để nhận được hướng dẫn về các bài tập phù hợp. Tập luyện nhẹ hoặc vừa sẽ không gây ảnh hưởng đến cho con bú.
Khi trẻ được 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm, bạn sẽ không cần cung cấp nhiều calo cho cơ thể mỗi ngày như giai đoạn trước. Hãy kiểm tra và cắt giảm khẩu phần ăn nếu cần.
Nếu bạn ăn uống lành mạnh và hạn chế đồ ăn nhiều calo, kiểm soát lượng chất béo trong thức ăn, tập luyện mà vẫn không có hiệu quả, hãy tìm đến bác sĩ. Việc giảm cân không hiệu quả có thể do căng thẳng, trầm cảm, suy tuyến giáp, giảm hoặc mất cân bằng hormone.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giảm cân sau sinh để lấy lại vóc dáng
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.