Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi “vùng cánh” có mùi khó chịu...

Hôi nách là tình trạng nách tiết ra một mùi hôi vô cùng khó chịu, xuất hiện ở cả nam và nữ.

Khi “vùng cánh” có mùi khó chịu...

Mùi hôi có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh không hoạt động và có xu hướng nồng nặc hơn khi cơ thể hoạt động mạnh. Hôi nách không gây nguy hại gì cho sức khỏe nhưng làm cho người bệnh cảm thấy vô cùng xấu hổ, mặc cảm, tự ti trong giao tiếp… Tình trạng bệnh kéo dài còn có thể làm người bệnh mắc bệnh trầm cảm.

Hôi nách – do đâu?

Thông thường, bệnh hôi nách có thể xuất phát từ nguyên nhân do di truyền từ gene của những người trong gia đình. Một số trường hợp khác, bệnh hôi nách xuất hiện trong giai đoạn dậy thì, ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh do cơ thể có nhiều thay đổi về nội tiết và hormon. Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân sâu xa hơn gây ra bệnh hôi nách khó chịu là do tuyến mồ hôi vùng nách và những vi khuẩn gây mùi.

Khi “vùng cánh” có mùi khó chịu...

Cấu tạo tuyến mồ hôi nách.

Tuyến mồ hôi được chia làm 2 loại:

Tuyến mồ hôi nhỏ: phân bố khắp cơ thể, có nhiệm vụ đào thải các chất cặn bã, thải ra 99% nước và 0,5% muối.

Tuyến mồ hôi lớn: nằm ở lớp dưới da, sẽ mở ra ở các lỗ chân lông. Tuyến này chỉ phân bố ở nách, âm hộ và lông mày, thải ra chất lỏng khá đặc, có chứa lipid, protein và sắt. Ở những người bị hôi nách, tuyến mồ hôi nách hoạt động mạnh không chỉ tiết mồ hôi mà còn tiết cả chất bã nhờn khi điều hòa thân nhiệt. Mồ hôi và bã nhờn khiến vùng nách nhờn dính và ẩm ướt cộng với nhiệt độ thân nhiệt là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây mùi sinh trưởng và phát triển.

Khi vi khuẩn cư ngụ ở nách, thức ăn chính của chúng là các chất bã được cơ thể bài tiết qua tuyến mồ hôi. Vi khuẩn ăn bã nhờn tiết ra hợp chất có tên 3-methyl-2-hexenoic acid và amoniac. Chính chất này đã tạo nên mùi hôi nách khiến cho bạn và những người xung quanh đều khó chịu.

Căn bệnh khó trị dứt điểm

Điều trị tăng tiết mồ hôi vùng nách có nhiều biện pháp, nhưng hiện chưa có biện pháp nào điều trị đạt kết quả vĩnh viễn. Về mặt khoa học, những tuyến mồ hôi là những tuyến sinh lý của cơ thể, do vậy không nên và không thể tiêu diệt vĩnh viễn những tuyến này. Cách điều trị là làm giảm hoạt động của tuyến hoặc làm giảm bớt các tuyến mồ hôi. Có 3 biện pháp thường được sử dụng hiện nay: phẫu thuật, chiếu laser, tiêm botox. Mỗi biện pháp đều có ưu nhược điểm.

Phẫu thuật có ưu điểm có thời gian tác dụng 2-3 năm nhưng nhược điểm là hiệu quả điều trị chỉ giảm khoảng 60%, phải nghỉ ngơi chăm sóc vết thương sau điều trị và có sẹo.

Điều trị bằng laser: dựa trên cơ chế làm đông vón protein, tuy nhiên, laser chỉ tác dụng tốt với các thành phần ở trung bì, đồng thời giá thành cao và phải thực hiện nhiều lần.

Tiêm botox: là phương pháp được đánh giá có hiệu quả tương đối tốt - trên 90%, tuy nhiên chỉ duy trì được kết quả trong vòng 6-8 tháng và chi phí rất tốn kém.

Bên cạnh đó, có thể áp dụng các phương pháp dân gian: sử dụng gừng, lá trầu không, phèn chua chà xát vào vùng nách… là tiết kiệm và đơn giản nhất. Tuy nhiên, phương pháp này không mang tính chất điều trị tận gốc nguyên nhân gây mùi mà chỉ có tính chất tạm thời.

Lời khuyên của thầy thuốc

Vệ sinh cơ thể kém, lười tắm giặt cũng có thể gây ra mùi hôi nách hoặc làm mùi hôi nách nặng hơn. Tâm lý lo lắng, căng thẳng, tức giận… cũng làm tăng lượng mồ hôi tiết ra. Đặc biệt, đối với những người có cha mẹ bị hôi nách có nguy cơ mắc hôi nách rất cao. Do đó, những người bị hôi nách cần phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, giặt giũ quần áo thường xuyên, nên mặc áo thoáng mát, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt; luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ; tránh các đồ uống kích thích, hạn chế các thực phẩm cay nóng và nặng mùi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giải pháp hữu hiệu giúp đánh bay mùi cơ thể

BS. Nguyễn Phương Minh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm