Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hé mở sự thật không ngờ về...sữa (Phần 1)

Sữa bò hay sữa một số loài động vật khác từ lâu đã trở thành thứ thực phẩm không thể thiếu của con người. Hiếm có một thứ thực phẩm nào được con người coi là hoàn hảo đến vậy.

Sữa được sử dụng ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ, đàn ông, người già…và sử dụng mọi lúc, mọi nơi từ lúc khỏe mạnh cho đến khi bệnh tật, từ lúc đang đói cũng như lúc còn no, từ lúc thư giãn cho đến khi đang căng thẳng, ở nhà hay bất kỳ đâu ta đều dễ dàng tìm thấy sữa.

Sữa đã trở thành một thực phẩm thiết yếu ở nhiều nơi trên thế giới. Vậy sữa có thực sự tốt, thực sự hoàn hảo? Sữa liệu có “xứng đáng” với sự “sủng ái” của chúng ta? Bài viết cung cấp thông tin từ nhiều góc nhìn về sữa dựa trên các nghiên cứu khoa học trên thế giới.

Đồng thời, bài viết đưa ra những bàn luận, quan điểm của tác giả về việc sử dụng sữa của con người. Mục đích giúp mọi người có được những thông tin giá trị, đáng tin cậy từ đó quyết định có nên tiếp tục uống sữa hoặc uống sữa ở mức độ nào để gìn giữ sức khỏe tốt nhất.

Kỳ 1:Lời thú tội của ly sữa thơm

Đã bao giờ bạn tự hỏi sữa bò liệu có tốt cho con người? (Sữa bò hay sữa động vật nói chung – trong bài viết này sẽ gọi chung là “sữa”). Có lẽ là rất hiếm khi, thậm chí là chưa bao giờ. Vì mọi người vẫn tin sữa một cách mạnh mẽ, có ai lại tự hỏi câu hỏi “ngớ ngẩn” kia. Chúng ta đều được “rèn luyện” từ bé đến lớn để coi sữa là một siêu thực phẩm vô cùng quan trọng, không thể thiếu (Bé thì được bố mẹ cho uống sữa hàng ngày, lớn thì ngày ngày nghe quảng cáo sữa).

Vậy nên niềm tin vào sữa đã ăn vào tiềm thức, nên chúng ta uống sữa hàng ngày, cho con uống sữa hàng ngày không mảy may nghi ngờ là đương nhiên. Thực ra tôi cũng chưa từng tự hỏi như vậy, cho đến khi đọc được một bài báo viết về mặt trái của sữa1, tôi đã dấy lên nhiều nghi ngờ.

Tôi nghĩ thông tin tốt nhất cho mình là từ các nghiên cứu (Không phải thông tin từ các hãng sữa, cũng không hẳn thông tin từ các chuyên gia dinh dưỡng, các chuyên gia cũng không thể ‘tự nghĩ ra” thông tin được mà họ cũng phải dựa trên các nghiên cứu). Tôi tìm đọc các bài báo khoa học có chủ đề nghiên cứu về sữa,

(Chủ yếu từ nguồn Pubmed – Cơ sở dữ liệu về các chủ đề khoa học đời sống và y sinh học, được duy trì hoạt động bởi Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ - Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, ngoài ra có một số bài trên tạp chí BMJ).

Có hàng nghìn nghiên cứu về sữa từ năm 1988 cho đến giờ. Trong đó có những nghiên cứu rất lớn, theo dõi dài trong rất nhiều năm. Một số bài là tổng quan hệ thống (Systematic review) và phân tích gộp (Meta-Analysis) .

Kết quả nghiên cứu từ các bài báo tổng quan hệ thốngvà phân tích gộp là những thông tin có giá trị nhất và đáng tin cậy, nó đưa ra kết quả nghiên cứu dựa trên việc xem xét hàng chục thậm chí hàng trăm các nghiên cứu khác về cùng chủ đề. Các nghiên cứu chỉ ra mặt lợi, mặt hại của sữa, cũng có một số kết quả không thống nhất giữa các nghiên cứu.

Ngoài ra, một số nghiên cứu có độ tin cậy không cao khi nguồn tài trợ kinh phí thực hiện nghiên cứu là các hãng sữa (vậy dường như các kết quả nghiên cứu sẽ có lợi cho các hãng sữa). Do đó, để đưa ra khuyến cáo cho người dân về việc có nên sử dụng sữa trong khẩu phần ăn không phải việc dễ dàng

(Tuy nhiên, một số bác sỹ đã đưa ra khuyến cáo nên loại sữa khỏi khẩu phần ăn cho bệnh nhân của họ; Ủy ban trách nhiệm y khoa Hoa Kỳ cũng đưa ra 8 lý do nên loại sữa khỏi khẩu phần ăn3). Sau quá trình tìm hiểu các nghiên cứu, tôi ghi nhận được các thông tin sau:

- Nghiên cứu về mặt lợi của sữa:

+  Đối với xương và chiều cao: Có một số lượng nghiên cứu chỉ ra rằng người tiêu dùng sữa ít có thể tăng nguy cơ gãy xương. Các thử nghiệm ngẫu nhiên của trẻ em (bảy nghiên cứu) và phụ nữ trưởng thành (hai nghiên cứu) chỉ ra rằng việc tiêu thụ sữa với lượng lactose thấp có thể cải thiện hàm lượng chất khoáng trong xương.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu tổng quan hệ thống đánh giá rằng các nghiên cứu này có bằng chứng ở mức độ thấp4. Họ cũng nhận thấy trong đó có một số nghiên cứu được tài trợ bởi ngành công nghiệp sữa nên chưa đủ độ tin cậy. Một số nghiên cứu chứng minh vai trò tích cực của sữa trong việc tăng chiều cao và phát triển tầm vóc ở trẻ 5,6,7.

+ Đối với phát triển trí thông minh, thị lực ở trẻ: Một nghiên cứu tổng quan hệ thống đã chỉ ra một số thử nghiệm lâm sàng bổ sung DHA và ARA vào sữa công thức đã không cho thấy một sự cải tiến trong phát triển trí tuệ và vận động ở trẻ. Thị lực có thể được cải thiện, nhưng hiệu quả của điều này trên toàn cầu chưa được xác định.

Hiện chưa có nghiên cứu nào kết luận trẻ ăn sữa công thức (có chứa DHA và ARA nhân tạo) có não phát triển tốt hơn và thông minh hơn bé bú mẹ (sữa mẹ vốn dĩ dồi dào DHA và ARA ở dạng tự nhiên và dễ sử dụng nhất), chỉ có các kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ bú mẹ hoàn toàn có não phát triển tối ưu vượt trội.

+ Đối với giảm nguy cơ ung thư: Một phân tích gộp các dữ liệu từ 10 nghiên cứu thuần tập ở năm quốc gia cho thấy tiêu thụ một lượng sữa lớn có liên quan với giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng9.

+ Ngoài ra, sữa bổ sung một số chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, con người hoàn toàn có thể có được các chất dinh dưỡng này từ các thực phẩm tự nhiên.

- Nghiên cứu chỉ ra mặt hại:

+ Vấn đề về loãng xương: Như đã nói ở trên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ sữa với lượng lactose thấp có thể cải thiện hàm lượng chất khoáng trong xương.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu quy mô lớn đã chỉ ra điều ngược lại. Công trình nghiên cứu sức khỏe trên các y tá của Đại học Havard theo dõi hơn 75.000 phụ nữ trong suốt 12 năm cho thấy việc tăng tiêu thụ sữa không có hiệu quả bảo vệ đối với nguy cơ gãy xương.

Trên thực tế, việc tăng nạp các sản phẩm sữa liên quan đến nguy cơ loãng xương và gãy xương cao hơn10. Một công trình nghiên cứu khác của tác giả Cumming và Klineberg (Khoa Y tế công cộng, Đại học Sydney, Úc) đã chỉ ra việc tiêu thụ các sản phẩm sữa, đặc biệt là ở tuổi 20, có liên quan đến tăng nguy cơ gãy xương hông ở người già.

Ngoài ra, một nghiên cứu đăng trên tạp chí BMJ mới đây của Cơ quan Lương thực Quốc gia Thụy Điển gây chú ý mạnh mẽ với giới khoa học. Sau khi theo dõi hơn 100.000 người Thụy Điển cả nam và nữ suốt 23 năm, các tác giả nghiên cứu không tìm thấy một mối liên hệ nào giữa việc dùng sữa và giảm nguy cơ rạn xương, mà lại thấy điều ngược lại, những người uống nhiều sữa có nhiều khả năng chết sớm hơn những người uống ít hay không uống sữa.

Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra những phụ nữ uống ít nhất 3 ly sữa mỗi ngày có nguy cơ rạn xương hông cao hơn 60% so với những phụ nữ không uống sữa hoặc uống 1 ly sữa/ngày.  

Như vậy, tác dụng của sữa đối với sức khỏe xương có nhiều kết quả trái chiều. Như vậy, bạn sẽ tự rút ra kết luận của riêng mình dựa vào việc đọc kỹ các nghiên cứu link bên dưới và xem xét về độ tin cậy của chúng. Nhưng chí ít bạn cũng có thể rút ra được nhận xét: Sữa không chắc chắn tốt cho xương như bấy lâu nay ta vẫn nghĩ. Vậy nên, nói một cách nhẹ nhàng nhất thì lợi ích của sữa đối với sức khỏe của xương còn chưa rõ ràng.

+ Tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư: Một số loại ung thư như ung thư buồng trứng và ung thư tuyến tiền liệt được cho là có liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Một phân tích gộp cơ sở dữ liệu từ 12 bài báo khoa học chỉ ra tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm sữa và canxi ở nam giới có thể liên quan với tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, mặc dù sự gia tăng dường như là nhỏ.

Một phân tích gộp khác dựa trên việc tổng hợp các nghiên cứu thuần tập tương lai và nghiên cứu bệnh chứng đưa ra kết luận, những nghiên cứu thuần tập tương lai ủng hộ giả thuyết rằng việc tiêu thụ một lượng lớn sữa và lactose có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, tuy nhiên các nghiên cứu bệnh chứng thì không chỉ ra điều này. Một số nghiên cứu chỉ ra tiêu thụ lượng lớn sữa có mối liên quan với ung thư phổi, tuy nhiên các nghiên cứu này còn nhiều điểm chưa thống nhất và còn gây tranh cãi.

+ Dậy thì sớm ở trẻ: Một nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ NHANES (Khảo sát nghiên cứu về sức khỏe và dinh dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ) đã chỉ ra sữa có liên quan đến việc xuất hiện kinh nguyệt sớm ở bé gái vị thành niên13.

+ Liên quan đến hoại tử đường ruột ở trẻ: Từ lâu, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ sinh non ăn sữa bột công thức có nguy cơ bị hoại tử đường ruột cao hơn trẻ được bú sữa mẹ, nhưng về cơ chế dẫn đến việc bị hoại tử đường ruột như thế nào thì chưa được hiểu rõ.

Theo một nghiên cứu gần đây của Penn và cộng sự (năm 2012), axit béo tự do sinh ra trong quá trình tiêu hóa sữa bột công thức đã gây chết các tế bào – điều có thể đã gây ra hoại tử đường ruột ở trẻ.

Kết quả nghiên cứu rất rõ rệt, sữa bột công thức sau khi được tiêu hóa, trong vòng chỉ 5 phút đã giết chết các tế bào khỏe mạnh, trong khi đó sữa mẹ không hề có hiện tượng này. Trái lại, hai chất trong sữa mẹ đã được tìm ra là có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư trong ống nghiệm. Chất tiêu diệt tế bào khối u Human Alpha-lactalbumin Made Lethal to Tumour cells (HAMLET) là một loại phức hợp chất béo-đạm chứa trong sữa mẹ, có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư14 .

+ Nhiều tác hại khác cũng được phát hiện: Nguy cơ bệnh tim mạch (Nếu sử dụng sữa chưa tách béo), tiểu đường, vấn đề không dung nạp đường lactose, ngộ độc vitamin D, nhiễm hóa chất và các lo ngại sức khỏe đối với trẻ sơ sinh và trẻ em (dị ứng, thiếu sắt, đau bụng, táo bón)3.

+ Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khi trong sữa có chứa các hooc môn tăng trưởng (hooc môn tăng trưởng được trộn vào thức ăn hoặc tiêm trực tiếp cho bò sữa nhằm làm tăng năng suất sữa) , chất kháng sinh (những con bò thường xuyên bị viêm vú nên thường xuyên phải điều trị bằng kháng sinh), tế bào máu và máu trắng (mủ sữa bò), các mầm bệnh của bò…

Trong những tài liệu được xem xét, mặt lợi của sữa được chỉ ra là tăng hàm lượng chất khoáng trong xương, tăng chiều cao và giảm ung thư đại trực tràng. Mặt hại được chỉ ra bao gồm: tăng nguy cơ gãy xương và chết sớm; nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng;  nguy cơ bệnh tim mạch; tiểu đường; không dung nạp đường lactose; ngộ độc vitamin D; nhiễm hóa chất và các lo ngại sức khỏe đối với trẻ sơ sinh và trẻ em (hoại tử ruột, dị ứng, thiếu sắt, đau bụng, táo bón, dậy thì sớm); các vấn đề về hooc môn tăng trưởng và chất kháng sinh có trong sữa. Lợi có, hại có, vậy chúng ta hãy cùng so sánh và cân nhắc.

Các mặt lợi của sữa được chỉ ra thực chất chỉ có 2 là mặt lợi đối với sức khỏe, còn tăng chiều cao theo tôi chỉ nghiêng về tính “thẩm mỹ” nhiều hơn. Chiều cao có giá trị trong xã hội loài người đơn giản vì chúng ta thích cao, có chiều cao cũng có một số lợi thế nhất định trong cuộc sống. Tuy nhiên, nó có đáng để chúng ta đánh đổi để phải đối mặt với các nguy cơ sức khỏe từ sữa?

Rõ ràng, không thể nói sữa hoàn toàn tốt, mà ngược lại nó ẩn chứa rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Hai mặt lợi còn lại, mặt lợi về sức khỏe của xương thì nhiều nghiên cứu khác chỉ ra điều ngược lại. Vậy mặt lợi này có thể coi là chưa rõ ràng.

Còn mặt lợi về giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, chúng ta giảm được nguy cơ ung thư loại này thì lại gặp nguy cơ ung thư loại khác (buồng trứng, tiền liệt tuyến). Vậy nên mọi người hãy rộng đường cân nhắc về lợi hại, được mất, nặng nhẹ để đưa ra quyết định của riêng mình về việc loại sữa khỏi khẩu phần ăn.

Lưu Thị Kim Oanh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm