Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng ngừa viêm sung huyết hang vị

Viêm hang vị sung huyết là tình trạng niêm mạc vùng hang vị dạ dày bị viêm, tại đây, các mạch máu giãn nở do ứ máu nhiều. Mọi lứa tuổi có thể mắc bệnh viêm sung huyết hang vị dạ dày, nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh dễ chuyển thành mạn tính và gây biến chứng nguy hiểm.

Viêm sung huyết hang vị do đâu?

Dạ dày được chia làm 5 phần chính, đó là tâm vị, phình vị, thân vị, hang vị và tận cùng là môn vị. Dạ dày có bờ cong lớn và bờ cong nhỏ. Hang vị là phần nằm ngang của dạ dày, từ góc bờ cong nhỏ tới lỗ môn vị.

Viêm hang vị sung huyết có thể do dùng một số thuốc có tác động xấu vào niêm mạc dạ dày như corticoid  (prednisolon, dexamethason…), hoặc thuốc giảm đau (aspirin), hay thuốc giảm đau không steroid (mobic, meloxicam, diclophenac…).

Đa số viêm sung huyết hang vị là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Ngoài ra, viêm sung huyết hang vị còn có thể do dùng rượu, bia quá nhiều, nhất là uống vào lúc đói. Bên cạnh đó còn có một số yếu tố khác liên quan đến viêm hang vị sung huyết là lạm dụng các chất kích thích (cà phê, thuốc lá) hoặc gia vị (ớt, hạt tiêu, mù tạt…) hoặc căng thẳng thần kinh, bị stress liên tục, mất ngủ triền miên…

Biểu hiện của viêm sung huyết hang vị

Biểu hiện chủ yếu là đau bụng cồn cào ở vùng trên rốn, sát với xương ức (vùng thượng vị) kèm theo đầy hơi, trướng bụng, ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Đau có thể âm ỉ nhưng đa số đau nhiều, khó chịu, nhất là về đêm.  Đau có thể lan lên ngực, vai, sau lưng, thắt lưng. Đau xuất hiện hoặc tăng lên khi thay đổi thời tiết, nhất là áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc tràn về. Lúc no đau nhiều hơn lúc đói do thức ăn và dịch vị nhiều tác động vào niêm mạc hang vị.

Viêm sung huyết hang vị, nếu không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm hoặc điều trị không đúng phác đồ có thể dẫn đến loét, thủng và nguy hiểm hơn là ung thư hang vị. Viêm sung huyết hang vị tuy đau nhiều nhưng ít gây chảy máu hơn so với viêm, loét hành tá tràng.

Để chẩn đoán viêm hang vị sung huyết có thể chụp Xquang có thuốc cản quang nhưng tốt hơn là nội soi dạ dày. Nội soi dạ dày có nhiều ưu điểm, thấy được vị trí, tình trạng sung huyết của niêm mạc hang vị và ưu điểm hơn nữa, khi nghi ngờ có thể bấm sinh thiết để xét nghiệm tế bào xác định tế bào lạ, xác định vi khuẩn Helicobacter pylori bằng nhuộm gram, test ureaza hoặc bằng phản ứng sinh học phân tử (PCR).

Nguyên tắc điều trị

Để điều trị có hiệu quả, trước hết, người bệnh cần được khám bệnh một cách đầy đủ để xác định nguyên nhân (do dùng thuốc hay do chế độ ăn uống, do chế độ sinh hoạt hay do vi khuẩn HP…).

Trên cơ sở đó sẽ có hướng điều trị tốt nhất. Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình hoặc người nhà khi không có chuyên môn về y học. Cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ khám bệnh cho mình, uống đúng liều lượng không tự động thêm hoặc bớt thuốc, không ngưng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Người bệnh nên biết, điều trị viêm sung huyết hang vị dạ dày cần kiên trì, không nóng vội và không quá lo lắng về bệnh tật của mình.

Bởi vì điều trị viêm sung huyết hang vị không phải trong ngày một, ngày hai mà phải có thời gian nhất định, nếu người bệnh quá lo lắng, bệnh không những không khỏi mà còn nặng thêm. Trong trường hợp xác định có vi khuẩn HP, việc dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn là hết sức cần thiết. 

Ngoài việc sử dụng kháng sinh (nếu có vi khuẩn HP), cần có các loại thuốc băng niêm mạc dạ dày, thuốc chống tiết dịch vị, thuốc giảm đau và thuốc an thần. Người bệnh cần dùng thuốc một cách nghiêm túc. Khi cơn đau xuất hiện, nên ăn một ít bánh mỳ, bánh ngọt (có khả năng hút dịch vị để tống xuống ruột làm giảm sự kích thích của chúng) hay uống một ly sữa nhỏ sẽ tạm thời làm giảm cơn đau hoặc chườm nóng. Người bệnh cần được nghỉ ngơi thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu, buồn phiền, mỗi ngày nên được ngủ ít nhất từ 7 - 8 giờ.

Phòng bệnh như thế nào?

Để phòng bệnh viêm sung huyết hang vị, cần có chế độ ăn uống hợp lý (không ăn nhanh, không ăn vội vàng, phải ăn chậm, nhai kỹ, không nên cho canh vào cơm…). Cần ăn thức ăn dễ tiêu, ít dầu mỡ, không ăn, uống quá no, sau khi ăn uống xong không nên lao động, vận động ngay. Hạn chế ăn chua cay (dấm, ớt, mù tạt, hạt tiêu…). Không uống rượu, bia, nước ngọt có hơi (gas) khi đói. Tốt nhất là không hút thuốc, không nên uống quá nhiều cà phê, trà đặc. Nếu có bệnh, cần dùng thuốc phải tuân theo lời dặn của bác sĩ, nhất là các loại thuốc có hại cho dạ dày (aspirin, corticoid…). Nên tập thể dục đều đặn hàng ngày, đi bộ, giao lưu với bạn bè, nếu có điều kiện nên tham gia các môn thể thao như bơi, chơi cờ, cầu lông…

BS. Việt Anh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

Xem thêm