Tiến sĩ Rob Knight, người đồng sáng lập và là nghiên cứu chính của Dự án Vi khuẩn đường ruột loài người đã đưa ra kết luận: "Vi khuẩn đường ruột gắn liền với các vấn đề sức khỏe của chúng ta là điều không còn nghi ngờ gì nữa."
Dưới đây là ba lí do đáng ngạc nhiên tại sao bạn nên quan tâm đến sức khỏe đường ruột của bạn.
Vi khuẩn đường ruột và vấn đề giảm cân
Hãy bắt đầu với một chủ đề mà kể cả các nhà khoa học lẫn những người ăn kiêng đều bối rối như nhau: Giảm cân. Điều đáng ngạc nhiên là vi khuẩn đường ruột và giảm cân luôn song hành.
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Iowa làm một thí nghiệm trên chuột phát hiện ra rằng, vi khuẩn đường ruột của loài gặm nhấm này có thể làm chậm tốc độ chuyển hóa. Số lượng lớn các loại vi khuẩn đường ruột có hại thậm chí có thể gây ra cảm giác thèm ăn có hại cho sức khỏe.
Bằng cách kiểm soát hoóc môn và các dây thần kinh não bộ chỉ huy đường ruột của chúng ta, vi khuẩn có thể chi phối chúng ta việc lựa chọn thực phẩm không tốt cho tiêu hóa và sức khỏe là thông tin được đề cập tới trong một nghiên cứu khác của BioEssays.
Vi khuẩn đường ruột với sức khỏe tâm thần
Cảm giác thèm ăn thực chất chỉ là biểu hiện ra ngoài của vấn đề vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Ăn nhiều thực phẩm lên men giàu vi khuẩn có lợi như kimchi hoặc súp miso được cho là rất tốt và có tác dụng làm giảm lo âu ở những người mắc chứng loạn thần là nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học William và Mary. Họ tin tưởng rằng những thành phần có trong vi khuẩn lên men có lợi có thể giúp ngăn chặn sự lo lắng.
Dị ứng và các microbiome
Trước tiên bạn phải hiểu khái niệm microbiome (hay còn gọi là hệ gen thứ hai của con người) có nghĩa là các vi sinh vật sống trong mọi ngóc ngách cơ thể người, bao gồm các vi khuẩn, thực khuẩn thể, nấm, động vật nguyên sinh và virut.
Các vi sinh vật này không phải là những kẻ xâm lấn mà có ích và có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Chúng có mặt ở da, miệng, mũi…nhưng nhiều nhất là ở đường ruột với khoảng 1000 loài. Và các loại vi khuẩn sống trong đường ruột này đã được chứng minh có tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch của con người.
Do sự tác động qua lại giữa các vi khuẩn đường ruột và trạng thái cân bằng bình thường của các tế bào của hệ thống miễn dịch, các microbiome đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong sự trưởng thành của các phản ứng miễn dịch. Khi sự tương tác giữa các vi khuẩn và tế bào miễn dịch không xảy ra, hệ thống miễn dịch phản ứng không thích hợp với các chất vô hại như thực phẩm hoặc bụi…
Làm thế nào để “hệ gen thứ hai” của bạn phát triển? Cũng giống như một khu vườn, muốn cây cối phát triển mạnh phụ thuộc vào sự pha trộn của nhiều loại cây, sức khỏe vi khuẩn đường ruột của bạn phụ thuộc vào sự cân bằng của vi khuẩn. Dưới đây là 3 nguyên tắc đơn giản giúp bạn nuôi dưỡng hệ vi khuẩn này.
1. Ăn thực phẩm giàu lợi khuẩn đường ruột (Probiotic)
Các thực phẩm chứa nhiều probiotic chẳng hạn như kim chi, sữa chua có men tiêu hóa sống, dưa cải bắp tươi…cung cấp cho đường ruột các vi khuẩn có lợi. Tất nhiên, không phải tất cả các vi khuẩn này đều sống sót khi được tiêu hóa trong dạ dày, nhưng những lợi khuẩn còn sống xuống ruột sẽ phát huy tác dụng tích cực khi chúng đi qua.
2. Thức ăn giàu chất xơ (Prebiotic)
Chất xơ chính là nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn đường ruột. Nhờ có chất xơ mà các vi sinh hữu ích có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, do đó cải thiện hệ tiêu hóa cho chúng ta. Thực phẩm có chứa nhiều chất xơ đó là đậu nành, yến mạch thô, lúa gạo nguyên cám, hành, chuối, tỏi, actiso, nho… Chất xơ ít bị tiêu hóa trong dạ dày và ruột non nên là nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có lợi ở ruột già.
3. Bỏ đói các vi khuẩn đường ruột có hại
Hãy tưởng tượng những vi khuẩn có hại trong hệ thống tiêu hóa của bạn cũng giống như cỏ dại trong vườn, chúng là nguyên nhân khiến cho đường ruột của bạn trở nên không tốt. Nghiên cứu cho thấy thức ăn quá nhiều đường và chất béo bão hòa nuôi sống các vi khuẩn liên quan đến bệnh béo phì, dị ứng và thậm chí hạnh phúc của bạn. Hãy cố gắng kiềm chế và tránh ăn những món khoái khẩu có hại trên để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Nhiều người bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê, có người thích uống cà phê nóng nhưng có người lại thích uống cà phê lạnh, vậy loại nào tốt hơn?
Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt, là thời điểm gia đình sum họp, quây quần bên nhau sau một năm dài lao động vất vả. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, đây cũng là thời điểm cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và tinh thần luôn vui tươi, thoải mái.
Dưa hành muối là một trong những món ăn giúp kích thích tiêu hóa, giúp tiêu thụ, chuyển hóa các chất béo từ thực phẩm, nhất là trong dịp Tết. Tuy nhiên nên ăn thế nào để ngon miệng và tốt cho sức khỏe là điều cần lưu ý.
Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, là khoảng thời gian để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè và thư giãn sau một năm dài làm việc vất vả. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui và sự háo hức, ngày Tết cũng có thể mang đến những áp lực và căng thẳng nhất định.
Với màu sắc hấp dẫn, hương vị ngọt thanh, cà rốt có tác dụng tô điểm cho nhiều món ăn và còn là 'siêu thực phẩm' chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nghiên cứu mới phát hiện tiềm năng rất có lợi của cà rốt đối với người bệnh đái tháo đường.
Những cơn chuột rút đột ngột và đau đớn là một trong những hậu quả có thể xảy ra của tình trạng thiếu kali. Các dấu hiệu khác cho thấy lượng kali của bạn có thể thấp bao gồm mệt mỏi, yếu cơ hoặc co giật, ngứa ran hoặc tê liệt. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cũng có thể bị nhịp tim không đều hoặc hồi hộp.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sức khỏe tổng thể và giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho người mắc hội chứng Marfan - bệnh rối loạn di truyền ảnh hưởng nhiều cơ quan gan, thận...
Cho dù bạn chạy quanh công viên gần nhà, chèo thuyền dọc bờ hồ hay đi bộ trên đường mòn gần nhà, tập thể dục ngoài trời đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Sau đây là thông tin chi tiết về lý do tại sao tập thể dục ngoài trời lại tốt cho bạn, một số bài tập tuyệt vời khi thực hiện ngoài trời và mẹo để bắt đầu.