Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 dấu hiệu cho thấy: chắc chắn bạn đã bị đau dạ dày

Bệnh thường chủ yếu xảy ra với những người thường xuyên phải thức đêm, uống nhiều bia rượu, đây cũng là những nguyên nhân chính gây ra bệnh.

Nhiều người thường chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo đau, viêm loét dạ dày mà không biết rằng việc này có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cơ thể.

Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, biểu hiện của việc dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là những lúc dạ dày no quá hoặc đói quá.

Dù nguy hiểm và gây cảm giác đau đớn, khó chịu nhưng các triệu chứng, biểu hiện của đau dạ dày thường bị rất nhiều người chủ quan bỏ qua, không đi khám và tìm phương pháp điều trị sớm, dẫn đến bệnh trở nặng.

Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh đau dạ dày mà ai cũng cần biết để nếu gặp thì sớm có phương pháp điều trị kịp thời:

Đau thượng vị

Đây là dấu hiệu cơ bản của bệnh và thường có ở tất cả những người bị mắc các bệnh lý tá tràng. Người bệnh bị đau thượng vị có thể đau vùng dưới hoặc cách xa mũi ức. Cảm giác đau tùy từng người, đau âm ỉ, tức bụng, nóng rát khó chiu… nhưng không có cảm giác đau quằn quại và cơn đau thường xảy ra khi cơ thể đói quá hoặc no quá.

Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh

Sức ăn sụt giảm

Chỉ trong thời gian ngắn bị bệnh đau dạ dày người bệnh có thể phát hiện ngay bản thân bị xuống cân. Một phần cũng do chứng biếng ăn gây nên. Nguyên do là vì lượng thức ăn nạp vào dạ dày không được tiêu hóa hoàn toàn gây nên cảm giác anh ách ở bụng, có cảm giác nhạt miệng hay đắng miệng.

Nếu chứng biếng ăn xuất hiện ở trẻ nhỏ cũng không nên loại bỏ khả năng bé bị bệnh đau dạ dày, thông thường các bậc phụ huynh hay chủ quan cho rằng con mình chỉ lười ăn bình thường mà không đưa đi khám chữa.

Lưu ý, tất cả những người có biểu hiện kém ăn không phải ai cũng mắc bệnh dạ dày, mà đây có thể do các bệnh lý khác có liên quan đến đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn, đặc biệt là rối loạn tâm thần.

Ợ chua, ợ hơi

Đây là dấu hiệu rất quan trọng của bệnh đau dạ dày do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn khó tiêu, dẫn tới lên men và sinh ra hơi. Bệnh nhân có thể bị ợ hơi, ợ chua và ợ lên nửa chừng, kèm theo đó là các dấu hiệu đau sau mũi ức hoặc sau xương ức (dấu hiệu đau thượng vị).

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng. Nếu việc này tiếp diễn thường xuyên sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như rách thực quản, rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu (Hội chứng Mallory Weiss).

Ngoài ra khi nôn nhiều cơ thể sẽ lâm vào tình trạng mất nước và kéo theo là tụt huyết áp. Triệu chứng này là biểu hiện của các bệnh có liên quan tới dạ dày gây ra nôn như: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.

Buồn nôn và nôn là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng

Chảy máu tiêu hóa

Chảy máu tiêu hóa hay còn gọi là chảy máu dạ dày là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Biểu hiện này rất nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người trong thời gian ngắn vài giờ thậm chí có thể trong vài phút chính vì thế cần đưa ngay người bệnh có triệu chứng này đến các cơ sở y tế để được điều trị.

Những biểu hiện cơ bản dễ nhận thấy của chảy máu tiêu hóa là bị nôn ra máu đỏ tươi, máu đen hoặc đi ngoài ra máu. Hiện tượng này xảy ra khi xuất hiện các bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày...

Bụng trướng

Bị lúc ăn xong hay cả những bình thường, có cảm giác như bụng đang chứa một lượng lớn thức ăn hay nước uống vô cùng khó chịu. Kèm theo đó, người bệnh còn bị ợ hơi liên tiếp, khi nằm lại càng thấy khó chịu hơn. Nếu thấy hiện tượng này hãy nghĩ ngay đến triệu chứng của bệnh đau dạ dày.

Đau bụng thường xuyên

Đây là triệu chứng không thể tránh khỏi khi bị đau dạ dày, tuy nhiên mức độ đau của mỗi người lại không giống nhau. Biểu hiện này bị nặng nhất khi mới ăn cơm xong, để bụng đói cồn cào hoặc khi ăn phải những món có vị chua, cay nhiều.

Một số người cảm thấy bụng căng, hơi đau, người khác thì bị cơn đau dai dẳng nhưng không nghiêm trọng hoặc một số khác thì đau liên tục, có khi còn bị đau lây cả vùng ngực.

Hà Phương - Theo Vtc.vn
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy có tốt hơn ăn dặm truyền thống?

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy (baby-led weaning) ngày càng phổ biến, nhưng chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này ưu việt hơn ăn dặm truyền thông về mặt dinh dưỡng.

  • 27/07/2024

    Mẹo giúp trẻ vượt qua cơn đau khi mọc răng

    Trẻ mọc răng thường xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa lợi, quấy khóc, sốt… Cha mẹ quan sát và biết cách giảm đau cho trẻ lúc mọc răng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

Xem thêm