Do giàu dinh dưỡng nên hạt sen được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon.
Giá trị dinh dưỡng của hạt sen
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture USDA), hàm lượng dinh dưỡng có trong 100gr hạt sen gồm:
Dinh dưỡng Nước 77gr |
Vitamin Thiamin (Vitamin B1) 0,171mg |
Chất điện giải Kali 367mg Chất béo Tổng số acid béo bão hòa 0,088gr |
Khoáng chất Calci 44mg |
Hạt sen giàu protein, magne, kali và phospho, rất ít chất béo bão hòa, natri và cholesterol. Tiến sỹ Subhuti Dharmananda - Viện trưởng Viện Y học Cổ truyền (Mỹ), cho biết, hạt sen là thực phẩm giàu protein, được sử dụng trong nhiều món súp. Theo website NutritionalWellness, hạt sen còn rất giàu sắt và kẽm.
Hạt sen có chứa enzyme chống lão hóa L-isoaspartyl methyltransferase, có khả năng giúp sửa chữa các protein bị hư hại. Nhờ đặc tính này nên nhiều công ty mỹ phẩm đang nghiên cứu và tìm cách chiết xuất hạt sen thành hoạt chất chống lão hóa.
Một bài viết đăng tải trên website WaterGardens còn cho thấy, hạt sen có chứa kaempferol, một flavonoid tự nhiên giúp ngăn ngừa viêm. Điều này giúp sửa chữa các mô bị lão hóa.
Hạt sen được dùng làm thuốc
Theo y học cổ truyền, hạt sen có vị ngọt, tính bình, giúp nuôi dưỡng lá lách và giảm tiêu chảy. Hạt sen cũng có đặc tính an thần, làm dịu tâm trạng, nên được sử dụng để điều trị mất ngủ hoặc bồn chồn.
Hạt sen có đặc tính làm se, có lợi cho thận và phục hồi năng lượng. Hạt sen cũng được dùng để điều trị các vấn đề về tình dục.
Tim sen có vị đắng giúp thanh nhiệt, ngủ ngon hơn.
Tim sen - phần nhân màu xanh bên trong hạt sen - rất đắng nhưng lại giúp thanh nhiệt và có lợi cho trái tim. Hợp chất alcaloid isoquinoline tạo nên vị đắng của tim sen có tác dụng chống co thắt và làm dịu, giúp làm giãn mạch máu, giảm huyết áp.
Y học cổ truyền Việt Nam cũng dùng hạt sen để làm vị thuốc giúp điều trị nhiều căn bệnh, như tì hư đại tiện lỏng, di tinh, mất ngủ, chảy máu cam...
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tác dụng của hoa sen và các sản phẩm từ sen.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.