Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hàn gắn vết thương vô hình cho trẻ bị bạo hành - Trẻ 6 đến 11 tuổi (Phần 3)

Ở độ tuổi này, trẻ thường cảm thấy có lỗi về bạo hành mình phải chịu đựng hoặc chứng kiến, nhất là nếu bạo hành xuất hiện trong gia đình hoặc xảy ra với bạn thân.

Trẻ nghĩ nếu mình nói hoặc hành xử khác đi thì có lẽ mọi chuyện đã không như vậy. Trẻ cũng cảm thấy tồi tệ vì không thể bảo vệ cha mẹ hoặc người mình thương yêu. 

Một số yếu tố làm tăng tính nhạy cảm của trẻ với bạo hành:
  • Có mối liên hệ trực tiếp với bạo hành.
  • Bị bạo hành trong một thời gian dài.
  • Bị căng thẳng tiếp diễn vì chuyển trường, gia đình có khó khăn tài chính, không có bạn bè. 

- Hiểu hành vi của trẻ 

Trẻ bị bạo hành hoặc chứng kiến bạo hành có thể:

  • Cảm thấy mình có trách nhiệm hoặc có lỗi trước những gì xảy ra.
  • Đột nhiên muốn được ở một mình.
  • Trông buồn rầu hơn bình thường.
  • Trở nên rất năng động hoặc tăng động quá mức.
  • Trở nên hung dữ hoặc thường xuyên gây gổ, đánh lộn.
  • Có vẻ mơ màng, sao nhãng.
  • Giật mình vì tiếng động mạnh.
  • Trở lại những nỗi sợ cũ hoặc xuất hiện những nỗi sợ mới.
  • Không muốn đi ngủ.
  • Nằm mơ thấy ác mộng.
  • Ăn nhiều hơn hoặc ít hơn trước.
  • Hay gặp rắc rối ở nhà hoặc ở trường.
  • Khó tập trung.
  • Kêu đau đầu, đau bụng.  
Một lần nữa, điều quan trọng không phải là đếm xem trẻ có bao nhiêu dấu hiệu kể trên mà cần tìm kiếm những dấu hiệu kín đáo cho thấy có chuyện gì đó bất ổn. Cha mẹ cần tìm hiểu xem hành vi, bữa ăn, giấc ngủ của trẻ có thay đổi không? Trông trẻ có vẻ lo lắng, buồn rầu không? Các biểu hiện của trẻ có thể xấu đi khi bé phải chuyển nhà hoặc chuyển trường, khi có người thân trong gia đình qua đời hoặc bố mẹ chia tay.

Điều quan trọng là lắng nghe và nói với con rằng những cảm xúc mà bé đang trải nghiệm không có gì sai. Điều này giúp ngăn ngừa trẻ:

  • Nghĩ rằng bạo hành là điều bình thường.
  • Trở nên bối rối và tự trách mình.
  • Nghĩ rằng mình không nên hỏi han hay bàn luận về bạo hành.
  • Quen với việc chối bỏ cảm xúc hay cứ giữ chúng mãi trong mình.
  • Cảm thấy mình thật điên rồ.
  • Cảm thấy cô đơn, tách biệt với bạn bè.
  • Hình thành niềm tin không đúng đắn về nguyên nhân của bạo hành, ví dụ tự kết tội mình.

- Động viên bé thể hiện suy nghĩ và cảm xúc

  • Lắng nghe mà không phán xét.
  • Bình tĩnh trả lời con, không tỏ vẻ lo lắng hay tức giận. Ví dụ bạn có thể nói “Mẹ xin lỗi vì khiến con phải nhìn thấy mẹ đau. Mẹ không hề nghĩ là điều này khiến con buồn đến vậy. Chắc con cảm thấy khổ sở lắm”.
  • Giúp con nhận dạng cảm xúc. Ví dụ bạn có thể nói “Chuyện xảy ra hôm nay trước cổng trường khiến mẹ rất sợ. Con cảm thấy thế nào?"
  • Nếu bạn không thể trả lời câu hỏi nào đó của con thì hãy dũng cảm thừa nhận. Sau đó hãy giúp bé tìm kiếm thông tin và tiếp tục trao đổi với con về vấn đề còn bỏ ngỏ.
  • Viết ra giấy những nỗi lo của con và cùng bé trao đổi từng vấn đề một.
  • Động viên con viết hoặc vẽ về những suy nghĩ và cảm xúc của mình nếu bé tỏ ra sẵn sàng.

- Giúp bé cảm thấy an toàn và kiểm soát cảm xúc

  • Nói với con rằng chuyện xảy ra không phải lỗi của bé.
  • Giúp trẻ tạo một góc an toàn để trú ẩn khi cảm xúc dâng trào quá mạnh (ví dụ một góc yên tĩnh để đọc sách hay nghe nhạc).
  • Lên kế hoạch giúp con đối phó với các yếu tố kích thích (tiếng động lớn, tiếng người nói to hay những cảnh gợi nhớ về bạo hành). Có thể bé sẽ chọn cách lui vào một góc yên tĩnh để nghe nhạc hoặc chạy sang chơi với bạn hàng xóm.
  •  Cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa bé cảm thấy an toàn.
  • Thận trọng khi nói trước mặt con. Đừng đưa ra những nhận xét thù hận hay cáu giận.
  • Trả lời con một cách rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi. Ví dụ bạn có thể nói về những việc cụ thể mà nhà trường đang thực hiện để bảo vệ học sinh, như không cho người lạ vào trường.
  • Để con tự đưa ra một số quyết định như ngồi học ở đâu, đọc sách gì, chơi trò gì lúc nghỉ giải lao.
  •  Làm gương hoặc dạy trẻ các kỹ năng giải quyết xung đột như lắng nghe ý kiến của bên kia rồi đi tới thỏa thuận và thể hiện cảm xúc, thay vì dùng bạo lực.
  • Đừng hứa những điều bạn không thể thực hiện. Thay vì nói “Bố sẽ bảo vệ con, không để đứa nào động đến cái chân lông con nữa!”, hãy nói “Bố con mình cùng nhau lên kế hoạch giúp con cảm thấy an toàn khi con thấy sợ nhé”.
  • Giúp trẻ lên kế hoạch đối phó nếu bạo hành lại xảy ra.
BS Trần Thu Thủy - Theo Bệnh viện Nhi Trung Ương
Bình luận
Tin mới
  • 20/06/2025

    5 loại thực phẩm nên ăn để hỗ trợ giải độc thận

    Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.

  • 20/06/2025

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành như thế nào?

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!

  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

Xem thêm