Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hàn gắn vết thương vô hình cho trẻ bị bạo hành - Trẻ dưới 6 tuổi (Phần 2)

Ở độ tuổi này, có thể rất khó nhận ra điều khiến trẻ lo lắng. Kể cả khi đã biết nói, các bé cũng không dễ diễn đạt điều bất ổn.

Hiểu hành vi của trẻ
Trẻ bị bạo hành hoặc chứng kiến bạo hành có thể:
  • Khóc nhiều hơn bình thường.
  • Khó dỗ dành.
  • Thay đổi thói quen ăn uống.
  • Thay đổi thói quen ngủ (khó đi vào giấc ngủ, thức giấc vài lần trong đêm).
  • Khóc thét hay có cơn hoảng loạn trong giấc ngủ.
  • Lặng lẽ hơn hoặc ít phản ứng hơn bình thường.
  • Dễ hoảng hốt, sợ hãi.
  • Khó tách khỏi bố mẹ hay người trông trẻ. 
  • Hay nổi cơn giận giữ.
  • Thường gặp ác mộng. 
  • Kêu đau đầu hay đau bụng.
  • Thường xuyên cấu véo, đánh hay xô đẩy bạn cùng chơi.  
  • Trở lại những thói quen đã bỏ (ví dụ bé 5 tuổi có thể đái dầm, mút tay trở lại hay bắt đầu nói như bé 2 hay 3 tuổi).

Điều quan trọng không phải là đếm xem bé có bao nhiêu triệu chứng kể trên, mà là tìm kiếm những thay đổi trong hành vi của con, xem bé có hành xử khác trước không. Nếu bé còn quá nhỏ và không thể nói cho bạn biết có chuyện gì bất ổn, hãy cố gắng hiểu cảm xúc của con thông qua các hành vi, chẳng hạn nếu bé cứ bám lấy bạn, có thể bé đang sợ phải ở một mình hay lo rằng chuyện xấu có thể xảy ra.

Đôi khi cũng rất khó nói thế nào là bình thường và thế nào là bất thường. Vi dụ, các bé mẫu giáo vẫn thường cấu véo, đánh và xô đẩy nhau. Nhưng nếu bé làm điều này ngày một thường xuyên hơn, tới mức giáo viên phải phàn nàn cao độ hoặc bé không thể kết bạn thì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn. 

Sau đây là những điều bạn có thể làm để giúp bé thể hiện cảm xúc, lấy lại cảm giác an toàn. 

- Động viên bé thể hiện suy nghĩ và cảm xúc 

Tạo cho bé cảm giác yên ổn dễ chịu với chiếc chăn nhỏ, chiếc núm vú giả hay đồ chơi bé yêu thích. 

Đặt câu hỏi giúp bé bày tỏ cảm xúc, ví dụ ”Cún đang sợ à. Để mẹ ôm Cún nhé”, “Trông Cún rất buồn. Mẹ có thể làm gì cho Cún đỡ buồn ?”.

Gợi ý để bé vẽ tranh thể hiện cảm xúc của mình cũng như những điều bé biết. Hỏi xem con vẽ gì trong tranh và vì sao con chọn màu sắc như vậy.

- Giúp bé cảm thấy an toàn và kiểm soát cảm xúc

An ủi bé bằng cách ôm ấp, vỗ về, hát cho bé nghe.

Tuân theo mệnh lệnh của bé (ví dụ nếu bé đòi bế thì hãy bế bé lên).

Để bé được thể hiện nỗi sợ, hỗ trợ bé bằng cách ở gần con và tỏ ra bình tĩnh.

Nói với bé rằng chuyện xảy ra không phải lỗi của con.

Cố gắng không để bé xem các màn bạo lực trên tivi, không nhắc tới các câu chuyện bạo lực đăng trên báo và tạp chí, không chơi các trò chơi bạo lực.

Không để bé một mình với người bạn không biết thật rõ.

Không cần giải thích với bé mọi điều một cách kỹ lưỡng như với người lớn. Trả lời các câu hỏi của con một cách sơ lược, không quá chi tiết. Ví dụ với bé 4 tuổi, chỉ cần nói “ Đôi khi người lớn làm những điều xấu và chuyện ấy rất đáng sợ”.

Báo trước cho bé bất cứ sự thay đổi nào, chẳng hạn nếu có khách đến nhà, hãy nói cho bé biết bạn và khách dự định sẽ làm gì.

Hãy để bé tự đưa ra quyết định trong việc chọn quần áo để mặc, chọn sách để đọc và chọn đồ chơi để chơi.

BS Trần Thu Thủy - Theo Bệnh viện Nhi Trung Ương
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm