Phù chân khi mang thai có thể sẽ không gây đau đớn nhưng có thể sẽ gây khó chịu hoặc phiền toái. Tuy nhiên, may mắn là bạn có thể thử nhiều giải pháp khác nhau để giúp làm giảm tình trạng này khi mang thai.
Giảm lượng muối trong chế độ ăn
Một cách để làm giảm phù khi mang thai là hạn chế lượng muối (natri) mà bạn nạp vào. Muối khiến cơ thể bạn giữ nhiều nước hơn. Cố gắng hạn chế ăn các thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn, bởi những thực phẩm này đặc biệt chứa rất nhiều muối. Ngoài ra, cố gắng không thêm quá nhiều muối vào trong món ăn của bạn. Thay vào đó hãy sử dụng các loại thảo mộc như hương thảo, thì là và oregano để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Tăng cường tiêu thụ kali
Không bổ sung đủ kali có thể khiến tình trạng phù nặng hơn. Nguyên nhân là vì kali sẽ giúp có thể cân bằng lượng dịch. Trong vitamin tổng hợp bạn uống khi đang mang thai, tốt nhất nên chứa một lượng kali vừa đủ. Một số thực phẩm giàu kali bao gồm:
Giảm lượng caffein nạp vào cơ thể
Mặc dù thỉnh thoảng sử dụng caffein trong khi mang thai không gây hại gì cả nhưng uống quá nhiều caffein khi mang thai sẽ không tốt cho em bé và thậm chí sẽ khiến tình trạng sưng phù nặng hơn. Caffein là một chất lợi tiểu, tức là sẽ khiến cơ thể bạn đi tiểu nhiều hơn và từ đó cơ thể sẽ cho rằng cần phải tích trữ nước nhiều hơn.
Uống nhiều nước hơn
Nghe có vẻ hơi lạ khi cần phải uống nhiều nước hơn khi bạn đang bị phù nhưng biện pháp này thực sự rất có hiệu quả. Nếu cơ thể nghĩ rằng bạn đang bị thiếu nước, cơ thể sẽ giữ nhiều nước hơn để bù lại. Do vậy, phụ nữ mang thai nên đặt mục tiêu uống 10 ly nước/ngày để giúp thận đào thải được lượng nước thừa cũng như cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bạn có thể thêm chút lá bạc hà, một lát chanh hoặc vài quả mâm xôi vào nước để khiến việc uống nước trở nên thú vị hơn,
Nâng cao chân và nghỉ ngơi
Mặc dù trước khi em bé được sinh ra bạn có rất nhiều việc để làm nhưng hãy cố gắng ngồi nghỉ ngơi và nâng cao chân khi có thể. Mặc dù ngồi nhiều không phải là hoạt động lý tưởng cho tuần hoàn của bạn nhưng đứng nhiều cũng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Cố gắng ngồi và nâng cao chân một chút, đặc biệt là vào cuối ngày để giúp làm giảm lượng dịch tích tụ ở chân trong suốt cả ngày
Mặc quần áo chật, đặc biệt là quanh cổ tay, eo và mắt cá nhân có thể khiến tình trạng phù nặng hơn bởi nó ngăn chăn lưu thông máu. Cố gắng mặc quần áo rộng, thoải mái hoặc ít nhất là tránh các loại quần áo có chun chặt khi mang thai. Mặc váy bầu/váy maxi vào mùa hè và mặc cardigan hoặc áo nỉ hoodie vào mùa đông có thể giúp bạn vẫn dễ thương và vẫn thoải mái.
Làm mát cơ thể
Đặc biệt là trong khi bạn mang thai vào những tháng mùa hè nóng, cố gắng ở nơi thoáng mát vào ban ngày và tránh hoạt động thể lực cường độ quá cao có thể sẽ giúp bạn luôn cảm thấy mát mẻ và giảm tình trạng sưng phù. Bạn cũng có thể mặc quần áo mát mẻ, chườm mát vào chân hoặc ngồi gần quạt.
Đi bộ
Đi bộ thậm chí chỉ cần 5-10 phút/lần, nhiều lần trong ngày có thể giúp bạn cản thiện tuần hoàn và giúp làm giảm sưng phù. Đi bộ cũng sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn và là một bài tập thể dục tốt khi mang thai.
Đi giày thoải mái
Mặc dù đi giày cao gót sẽ giúp bạn trông đẹp và quyến rũ hơn nhưng những tháng cuối thai kỳ không phù hợp với những đôi giày này. Thay vào đó bạn nên đi những đôi giày thoải mái, vừa vặn để dự phòng tình trạng chân sưng phù cũng như dự phòng các vấn đề về hông và lưng có thể xảy ra khi trọng tâm của bạn đang dồn vào phía trước và cân nặng của bạn tăng lên khi mang thai. Ngoài sưng phù, các dây chằng trong cơ thể (bao gồm cả dây chằng ở chân) cũng có thể bị giãn ra trong khi mang thai, do vậy, bàn chân của bạn có thể sẽ thay đổi kích thước. Một số người sẽ quay về kích thước chân cũ sau khi sinh nhưng nhiều người có thể sẽ thấy chân tăng nửa size hoặc thậm chí là nhiều hơn sau khi mang thai.
Bơi lội
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh áp lực nước sẽ làm giảm phù trong khi mang thai nhưng nhiều người nhận thấy rằng tình trạng phù giảm đi khi họ dành thời gian ở trong bể bơi. Hãy cố gắng bơi hoặc đứng trong bể bơi có mức nước gần đến cổ của bạn. Ít nhất, việc ngâm mình trong nước sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nahàng và mát mẻ hơn. Bạn cũng sẽ nhận thấy rằng chân bạn bớt sưng phù hơn.
Mát xa
Mát xa sẽ giúp tăng lưu thông dịch tích tụ ở chân và từ đó giúp làm giảm sưng phù. Bạn có thể sử dụng một chai nước và nhờ chồng lăn ở vùng bụng chân trong khi bạn vẫn đang nâng cao chân. Bạn có thể sử dụng thêm một chút tinh dầu bạc hà hoặc lavender để khiến việc mát xa trở nên thư giãn hơn. Bạn cũng có thể tìm đến các cơ sở chuyên mát xa bầu để giúp bạn giảm căng thẳng và thư giãn hơn khi mang thai
Ngủ nghiêng trái khi có thể có thể giúp cải thiện tuần hoàn, làm giảm sưng phù. Nằm nghiêng trái sẽ làm giảm áp lực ở tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới (là tĩnh mạch lớn thu máu từ các cơ quan và đưa về tim).
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đại dịch COVID-19 làm gia tăng tình trạng căng thẳng và trầm cảm ở phụ nữ mang thai
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.