Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm Norovirus

Nhiễm khuẩn norovirus là một nhiễm khuẩn hay gặp và gây nhiễm khuẩn tiêu hóa với các triệu chứng nôn, tiêu chảy, đau bụng và có thể mất nước nghiêm trọng.

Tổng quan về nhiễm norovirus

Nhiễm norovirus có thể gây nôn mửa dữ dội và tiêu chảy đột ngột. Virus này rất dễ lây lan, chúng thường lây qua thực phẩm hoặc nước nhiễm virus trong quá trình chuẩn bị hoặc qua các bề mặt bị lây nhiễm. Norovirus cũng có thể lây lan khi tiếp xúc gần gũi với một người bị nhiễm norovirus.

Các triệu chứng tiêu chảy, đau dạ dày và nôn mửa thường bắt đầu từ 12 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với virus và thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày. Hầu hết mọi người có thể phục hồi hoàn toàn mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đối với một số người đặc biệt là trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người mắc các bệnh lý khác thì nôn mửa và tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế.

Nhiễm Norovirus xảy ra thường xuyên nhất trong môi trường kín đóng cửa và đông đúc. Ví dụ như bệnh viện, viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc trẻ em, trường học và tàu du lịch.

Triệu chứng nhiễm norovirus

Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm norovirus có thể bắt đầu đột ngột và gồm các triệu chứng sau:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau dạ dày hoặc đau quặn bụng
  • Tiêu chảy phân lỏng hoặc phân nước
  • Cơ thể ốm yếu mệt mỏi
  • Sốt nhẹ
  • Đau cơ

Các dấu hiệu và triệu chứng thường bắt đầu từ 12 đến 48 giờ sau lần đầu tiên tiếp xúc với norovirus và kéo dài từ 1 đến 3 ngày. Bạn vẫn có thể tiếp tục đào thải virus trong phân vài tuần sau khi hồi phục. Sự đào thải virus này có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng nếu bạn mắc một bệnh lý khác.

Một số người bị nhiễm norovirus có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Tuy nhiên dù không có triệu chứng thì chúng vẫn dễ dàng lây lan virus sang người khác.

Khi nào cần đi khám?

Hãy tới khám bác sĩ nếu bạn bị tiêu chảy liên tục trong vài ngày hoặc nôn mửa dữ dội, phân có máu, đau dạ dày hoặc bị mất nước.

Nguyên nhân lây bệnh

Norovirus rất dễ lây lan. Điều đó có nghĩa là nhiễm trùng norovirus có thể dễ dàng lây lan sang người khác. Virus được thải ra trong phân và chất nôn. Bạn có thể là nguồn lây truyền virus từ khi mới có triệu chứng bệnh cho đến vài ngày sau khi khỏi bệnh. Norovirus có thể tồn tại trên các bề mặt và đồ vật trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.

Bạn có thể bị nhiễm norovirus do:

  • Ăn thực phẩm bị ô nhiễm
  • Uống nước bị ô nhiễm
  • Đưa tay chạm vào miệng sau khi tay tiếp xúc với bề mặt hoặc vật thể bị ô nhiễm
  • Tiếp xúc gần với một người bị nhiễm norovirus

Norovirus rất khó tiêu diệt vì chúng có thể chịu được nhiệt độ nóng, lạnh và nhiều chất khử trùng.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ bị nhiễm norovirus bao gồm:

  • Ăn ở nơi mà thực phẩm đã được xử lý bởi người bị nhiễm norovirus hoặc thực phẩm đã tiếp xúc với nước hoặc bề mặt bị ô nhiễm
  • Đi học ở trường mầm non hoặc trung tâm giữ trẻ
  • Sống trong các khu dễ lây nhiễm, chẳng hạn như trong viện dưỡng lão
  • Ở trong khách sạn, khu nghỉ dưỡng, tàu du lịch hoặc các điểm đến khác có nhiều người ở gần.
  • Tiếp xúc với người bị nhiễm norovirus

Các biến chứng

Đối với hầu hết mọi người, nhiễm norovirus thường khỏi trong vài ngày và không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng ở một số người đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc các bệnh khác hoặc đang mang thai thì nhiễm trùng norovirus có thể trở nặng. Nhiễm norovirus có thể gây mất nước nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Các dấu hiệu cảnh báo về tình trạng mất nước bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Khô miệng và cổ họng
  • Trông bơ phờ
  • Chóng mặt
  • Giảm lượng nước tiểu

Trẻ em bị mất nước có thể khóc ít hoặc không có nước mắt. Họ có thể buồn ngủ hoặc quấy khóc bất thường.

Phòng ngừa nhiễm norovirus

Nhiễm trùng norovirus rất dễ lây lan. Có nhiều loại norovirus và bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm norovirus nhiều hơn một lần.

Để ngăn ngừa nhiễm trùng norovirus:

  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã cho trẻ và trước khi chế biến thức ăn hoặc ăn uống. Nước rửa tay chứa cồn không hiệu quả đối với norovirus như sử dụng xà phòng và nước.
  • Tránh thức ăn và nước bị ô nhiễm, kể cả thức ăn có thể do người bị bệnh chế biến.
  • Rửa trái cây và rau quả trước khi ăn.
  • Nấu kỹ hải sản.
  • Khử trùng các bề mặt có thể đã bị nhiễm bẩn. Mang găng tay và sử dụng dung dịch tẩy clorua hoặc chất khử trùng có hiệu quả chống lại norovirus.

Hãy thận trọng khi đi du lịch. Nếu bạn đang đi du lịch đến các khu vực có nguy cơ nhiễm norovirus cao, hãy cân nhắc chỉ ăn thức ăn nấu chín, chỉ uống đồ uống nóng hoặc có ga và tránh thực phẩm bán bởi những người bán hàng rong.

Để giúp ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm virus norovirus, trong thời gian bị bệnh và trong 2 đến 3 ngày sau khi các triệu chứng của bạn kết thúc bạn nên:

  • Tránh tiếp xúc với người khác càng nhiều càng tốt.
  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước.
  • Nghỉ làm ở nhà. Trẻ em nên nghỉ học ở trường hoặc nhà trẻ.
  • Tránh tiếp xúc với thức ăn và đồ dùng của người khác. Khử trùng các bề mặt bị ô nhiễm bằng chất khử trùng có tác dụng chống norovirus.
  • Dọn chất nôn và phân cẩn thận. Mang găng tay dùng một lần, lau bằng khăn dùng một lần. Xáo trộn chất bẩn càng ít càng tốt để tránh lây lan norovirus qua đường không khí. Cho các chất bẩn vào túi ni lông và cho vào thùng rác. Cởi bỏ và giặt sạch quần áo và khăn trải giường có thể bị nhiễm bẩn.

Tránh đi du lịch cho đến 2 đến 3 ngày sau khi các triệu chứng của bạn biến mất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhiễm Adenovirus ở trẻ em

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (theo Mayo -
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm