Phụ nữ nhiễm HPV khi mang thai có thể lo lắng rằng virus HPV có thể gây hại cho em bé trong bụng của mình, tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, virus này sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển. Việc nhiễm HPV - có thể tự biểu hiện thành mụn cóc sinh dục hoặc xét nghiệm tế bào cổ tử cung bất thường - thường làm thay đổi cách chăm sóc của phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tới gặp bác sĩ sản khoa ngay nếu chẳng may bị nhiễm virus HPV.
Phụ nữ dự định có thai, không có tiền sử nhiễm HPV
Phụ nữ đang cố gắng mang thai có thể cần tham khảo ý kiến bác sĩ xem họ có cần xét nghiệm HPV hay không để chắc chắn rằng họ đang không bị nhiễm virus HPV.
Nếu thường xuyên thực hiện xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung), bất kỳ bất thường nào ở kết quả xét nghiệm sẽ là dấu cảnh báo để kiểm tra thêm về virus HPV. Khi mang thai, xét nghiệm Pap sẽ được thực hiện trong lần khám tiền sản đầu tiên đối với những phụ nữ chưa đủ điều kiện sàng lọc. Nếu có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác.
Các xét nghiệm bổ sung có thể bao gồm xét nghiệm HPV. Bệnh HPV có liên quan đến ung thư cổ tử cung, do đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định soi cổ tử cung để tìm những thay đổi bất thường của mô.
Phụ nữ dự định có thai, có tiền sử nhiễm HPV
Phụ nữ có tiền sử nhiễm HPV nên chắc chắn rằng bác sĩ đã biết điều này. Họ nên cho bác sĩ biết liệu họ có tiền sử bị mụn cóc sinh dục, thay đổi mô ở cổ tử cung (chẳng hạn như xét nghiệm Pap bất thường), tiền sử phẫu thuật điều trị u nhú bất thường hay các vấn đề khác không. Bác sĩ sẽ theo dõi những trường hợp này chặt chẽ hơn vì những thay đổi tế bào nhanh hơn có thể xảy ra trong thai kỳ.
Đang mang thai, nhiễm HPV
Không có mối liên hệ nào được tìm thấy giữa nhiễm HPV và sẩy thai, sinh non hoặc các biến chứng thai kỳ khác. Ngoài ra, nguy cơ truyền virus cho em bé cũng được coi là rất thấp.
Nếu một phụ nữ mang thai xét nghiệm dương tính với các loại HPV nguy cơ cao liên quan đến ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ theo dõi họ trong suốt thai kỳ để theo dõi những thay đổi của mô cổ tử cung. Họ cũng nên cho bác sĩ biết nếu đã thực hiện phẫu thuật điều trị cổ tử cung trước đây.
Lời khuyên
Ở một số phụ nữ mang thai bị nhiễm HPV, các thay đổi mô có thể tăng lên trong thời kỳ mang thai. Nếu có thể, các bác sĩ sẽ hoãn việc điều trị vì nó có thể dẫn đến chuyển dạ sớm.
Nếu phụ nữ mang thai bị mụn cóc sinh dục, bác sĩ sẽ theo dõi để xem liệu mụn cóc có lớn hơn không. Sự thay đổi hormone khi mang thai có thể khiến mụn cóc sinh sôi hoặc lớn hơn. Có đôi khi mụn cóc sẽ chảy máu. Tùy thuộc vào mức độ của mụn cóc, bác sĩ có thể hoãn điều trị cho đến sau khi sinh con. Nhưng nếu mụn cóc lớn đến mức có thể gây tắc nghẽn âm đạo, thì có thể cần phải loại bỏ chúng trước khi sinh con. Mụn cóc sinh dục có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật, điều trị bằng hóa chất hoặc bằng dòng điện.
Nguy cơ lây truyền HPV cho em bé trong khi sinh là rất thấp. Ngay cả khi trẻ sơ sinh nhiễm virus HPV, cơ thể của chúng thường có thể tự đào thải được virus ra ngoài.
Hầu hết, em bé sinh ra từ một phụ nữ mắc bệnh sùi mào gà không có các biến chứng liên quan đến HPV. Trong một số trường hợp hiếm hoi, em bé sinh ra từ một phụ nữ bị mụn cóc sinh dục sẽ phát triển mụn cóc ở cổ họng. Tình trạng nghiêm trọng này được gọi là u nhú đường hô hấp và cần phải phẫu thuật laser thường xuyên để ngăn các mụn cóc chặn đường thở của em bé.
Và ngay cả khi người mẹ có một loại virus HPV đã gây ra ung thư cổ tử cung, đứa trẻ vẫn có thể được sinh ra một cách an toàn.
Quản lý HPV sau khi sinh con
Nếu xét nghiệm Pap bất thường trong thai kỳ, bác sĩ có thể sẽ làm xét nghiệm Pap khác vài tuần sau khi sinh con. Đôi khi, những thay đổi của tế bào cổ tử cung mất đi sau khi sinh con và không cần điều trị.
Đôi khi, mụn cóc sinh dục cũng biến mất. Nếu không, bác sĩ có thể đề nghị sản phụ tiếp tục điều trị sau khi sinh con.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đại dịch COVID-19 làm gia tăng tình trạng căng thẳng và trầm cảm ở phụ nữ mang thai
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?