Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giải mã 10 câu hỏi về sức khỏe được hỏi nhiều nhất trên Google 2017

“Cái gì không biết thì tra Google” - đây là thói quen của vô số con người hiện đại. Google là kho thông tin khổng lồ, có thể giải đáp cho người dùng internet hầu hết những thắc mắc trên mọi lĩnh vực, kể cả sức khỏe.

Giải mã 10 câu hỏi về sức khỏe được hỏi nhiều nhất trên Google 2017

Giải mã 10 câu hỏi về sức khỏe được hỏi nhiều nhất trên Google 2017

Bạn đã biết 10 câu hỏi sức khỏe được tìm kiếm nhiều nhất trên Google vào năm 2017?

Theo CNN, dưới đây là 10 câu hỏi sức khỏe được tìm kiếm nhiều nhất trên Google vào năm 2017.

Chế độ ăn Keto là gì?

Chế độ ăn Keto hay chế độ ăn Ketogenic cũng là một trong những cụm từ được người dùng internet quan tâm nhất năm 2016 (theo thống kê xu hướng tìm kiếm của Google). Tới năm 2017, xu hướng này vẫn chưa hạ nhiệt.

Chế độ ăn Ketogenic là một trong những chế độ ăn kiêng hỗ trợ điều trị cho trẻ bị động kinh. Chế độ ăn này cũng được những người thừa cân, béo phì, bệnh nhân đái tháo đường type 2 áp dụng. Chế độ ăn Ketogenic chỉ tiêu thụ một lượng carbohydrate rất nhỏ, nhưng lại cho phép ăn nhiều chất béo và protein.

CTE là gì?

CTE là bệnh não do chấn thương mạn tính (Chronic Traumatic Encephalopathy) là một bệnh thoái hóa não xảy ra ở các vận động viên, cựu chiến binh và những người khác có tiền sử chấn thương não lặp đi lặp tại. Ở bệnh nhân CTE, một loại protein gọi là Tau hình thành các khối cục từ từ lan truyền khắp não, làm chết tế bào não.

Giải mã 10 câu hỏi về sức khỏe được hỏi nhiều nhất trên Google 2017 - Ảnh 1

Nghiện Opioid là gì?

Nghiện Opioid là một trong những mối lo ngại nhất của giới y học năm 2016. Opioid là một loại thuốc thường được sử dụng để giảm đau. Opioid được đánh giá là an toàn nếu dùng đúng cách, đúng liều lượng. Tuy nhiên, những người không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ và những người lạm dụng Opioid có thể trở nên nghiện loại thuốc này.

Một khi nghiện Opioid, bệnh nhân sẽ không thể ngừng sử dụng thuốc này cùng một số biểu hiện khác như: Buồn ngủ, phối hợp kém, thở nông, thở chậm, buồn nôn, nôn, táo bón, dễ kích động, nói lắp, ngủ nhiều hoặc ít hơn bình thường, tâm trạng lâng lâng, hưng phấp hoặc phiền muộn, cáu gắt, giảm động lực…

Các Opioid (bao gồm heroin) chịu trách nhiệm cho cái chết của 28.000 người trong năm 2014.

Lupus là gì?

Lupus là một bệnh tự miễn, có nghĩa là hệ thống miễn dịch hiểu nhầm các cơ quan của cơ thể là virus, vi khuẩn… và tấn công lại chúng. Một số bệnh nhân lupus chỉ bị những bất tiện nhỏ, thế nhưng những người khác lại có thể bị tàn tật trầm trọng suốt đời. Căn bệnh này trở nên nổi tiếng hơn khi nữ ca sỹ, diễn viên đình đám người Mỹ Selena Gomez tiết lộ vừa trải qua một cuộc cấy ghép thận để chống lại bệnh lupus ban đỏ.

Giải mã 10 câu hỏi về sức khỏe được hỏi nhiều nhất trên Google 2017 - Ảnh 2

Lupus phổ biến hơn ở phụ nữ gốc Tây Ban Nha, châu Phi, châu Á hơn là phụ nữ da trắng. 9/10 bệnh nhân lupus là phụ nữ.

Tìm hiểu thêm về ghép thận TẠI ĐÂY.

Nguyên nhân gây nấc cụt là gì?

Nấc hay nấc cụt là do kích thích dây thần kinh phế vị và/hoặc thần kinh hoành gây nên sự co thắt đột ngột cơ hoành trong vài giây và ngoài ý muốn của con người nhằm tống khí ra khỏi buồng phổi, khi luồng khí đi ngang qua dây thanh âm vùng hầu - họng tạo thành tiếng nấc.

Có nhiều nguyên nhân gây nấc cụt (hiccup), bao gồm: Phấn khích đột ngột, nuốt không khí, căng thẳng, đồ uống chứa cồn, đồ uống có gas, hút thuốc lá, trào ngược dạ dày thực quản, tăng nhiệt độ dạ dày đột ngột...

Các thông tin liên quan tới “13 Reasons Why”

13 Reasons Why là một series truyền hình trực tuyến ăn khách thuộc thể loại drama-thần bí của Netflix Mỹ dựa trên cuốn tiểu thuyết Thirteen Reasons Why năm 2007 của tác gủa Jay Asher. Nội dung của series xoay quanh Clay Jensen - một học sinh trung học và Hannah Baker - một nữ sinh đã tự tử sau khi bị những học sinh trong trường học làm nhục. Hannah đã để lại 1 cuộn băng cassette trước khi tự tử để nói về 13 lý do tại sao cô muốn tự sát.

Giải mã 10 câu hỏi về sức khỏe được hỏi nhiều nhất trên Google 2017 - Ảnh 3

Series đã nhận được phần lớn đánh giá tích cực từ các nhà phê bình và khán giả. Tuy nhiên, nó cũng đã gây ra tranh cãi về cách thể hiện gây sốc của series về các vấn đề như tự tử và hiếp dâm, cùng với những nội dung người lớn khác.

Tại sao viêm thanh khí phế quản lại tồi tệ hơn vào ban đêm?

Viêm thanh khí phế quản (Croup) là một bệnh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng nhiễm trùng làm phù nề thanh quản và khí quản, dẫn đến đường dẫn khí dưới dây thanh âm (vùng hạ thanh môn) trở nên hẹp, làm trẻ khó thở. Các triệu chứng viêm thanh khí quản thường trở nên nặng hơn vào ban đêm. Thêm vào đó, không khí khô có thể làm triệu chứng trầm trọng hơn.

Tại sao dầu dừa không tốt cho sức khỏe?

Dầu dừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe và vẻ đẹp. Tuy nhiên, nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe bao gồm: Tăng nồng độ cholestero xấu, làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.

Tại sao giấm táo tốt cho sức khỏe?

Giấm táo được làm từ rượu táo đã qua quá trình lên men tạo thành probiotics và enzyme. Nó có chứa ít đường và calorie hơn táo tươi hay nước ép táo. Vì vậy, giấm táo có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm: Kiểm soát đường huyết, hỗ trợ giảm cân, giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe làn da, giảm huyết áp, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản...

Tại sao tôi không thể đạt cực khoái?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể ngăn cản bạn đạt cực khoái khi giao hợp, tùy thuộc vào nhiều yếu tố: Tuổi tác, giới tính, không gian, cảm xúc, thực phẩm, bệnh…

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tổng hợp và xếp hạng 12 xu hướng sức khỏe nổi bật nhất 2017 - Phần 1Tổng hợp và xếp hạng 12 xu hướng sức khỏe nổi bật nhất 2017 - Phần 2

Biết Tuốt - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm