Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giấc ngủ của con và những cơn ác mộng

Hầu hết trẻ em đều gặp ác mộng vào lúc này hoặc lúc khác. Những giấc mơ đáng sợ có thể bắt đầu khi trẻ khoảng 2 tuổi, và đỉnh điểm là khoảng từ 3 đến 6 tuổi.

Ác mộng thường đến vào giai đoạn sau của chu trình giấc ngủ, từ 4 đến 6 giờ sáng nhưng thường có sự khác nhau giữa các trẻ. Con bạn có thể chỉ gặp một vài giấc mơ đáng sợ trong một năm hoặc cũng có thể gặp rắc rối với ác mộng rất thường xuyên. Khoảng 1/4 số trẻ em có ít nhất một cơn ác mộng mỗi tuần. Ác mộng thường là bị đuổi theo bởi một người đáng sợ hoặc một động vật nào đó.

Nguyên nhân gây ác mộng hiện chưa được xác định nhưng nó được cho là bởi những căng thẳng và mệt mỏi bình thường do quá trình phát triển, trưởng thành. Ví dụ: những trẻ từng trải qua các sự kiện mang tính chấn động trong cuộc sống sẽ thường xuyên gặp phải ác mộng trong khoảng 6 tháng sau sự kiện đó.

Những nguyên nhân có thể gây nên ác mộng

Một số những nguyên nhân có thể gây ác mộng bao gồm:

  • Những căng thẳng và mệt mỏi chung do quá trình phát triển, trưởng thành
  • Các sự kiện gây chấn động trẻ, ví dụ như tai nạn hoặc phẫu thuật.
  • Sốt
  • Trí tưởng tượng phong phú.
Đối phó với ác mộng của trẻ

Một số gợi ý như sau:

  • Hãy đến bên cạnh con nhanh nhất có thể. Nếu phòng ngủ của con xa phòng của bạn và bạn có thể không nghe thấy chúng khi chúng gọi hoặc khóc thì hãy cân nhắc cài đặt thiết bị theo dõi, giám sát trẻ.
  • Ôm và trấn an con bạn. Hãy nói chuyện với trẻ thật bình tĩnh và nhẹ nhàng.
  • Hãy tin rằng cảm giác của con là thật.
  • Hãy ở bên cạnh con cho đến khi chúng bình tĩnh trở lại. Nếu con bạn bị hoảng sợ quá mức, bạn có thể cần phải xoa dịu chúng bằng những hoạt động ưa thích (nhưng thư giãn), chẳng hạn như chơi trò chơi hay đọc một cuốn sách cùng nhau.
  • Con bạn có thể muốn nói với bạn về ác mộng của chúng. Hãy khuyến khích con tự tưởng tượng ra những cái kết hài hước hoặc vui vẻ khác cho cơn ác mộng.

Đừng làm mọi thứ tồi tệ hơn

Bạn có thể vô tình làm cho tình huống tồi tệ hơn khi:

  • Bỏ mặc con bạn - nếu như bạn không đến bên cạnh chúng, con bạn có thể sẽ càng buồn và hoảng loạn hơn.
  • Tức giận - bạn có thể nghĩ con bạn đang giả vờ để thu hút sự chú ý hoặc bạn không muốn giấc ngủ bị gián đoạn. Dù thế nào đi chăng nữa, thể hiện sự giận dữ và căng thẳng sẽ chỉ khiến cho trẻ thêm buồn tủi.
  • Cho phép chúng ngủ với bạn - khi bạn đang mệt và mong muốn một cách giải quyết dễ dàng, bạn sẽ có ý định cho con bạn ngủ cùng mình, nhưng điều này sẽ khiến trẻ nghĩ rằng việc ngủ trên giường của chúng chính là nguyên nhân gặp ác mộng. Và cuối cùng, chúng có thể năn nỉ lúc nào cũng được ngủ với bạn.

Những gợi ý để phòng chống ác mộng

Trẻ em nào cũng mơ thấy ác mộng vào một thời điểm nào đó, nhưng bạn có thể làm giảm mức độ thường xuyên của những giấc mơ tồi tệ này. Một số gợi ý như sau:

  • Hãy chắc rằng con bạn không xem những chương trình kinh dị bạo lực trên tivi hoặc đọc các cuốn truyện kinh dị.
  • Hãy quan tâm đến các thói quen hằng ngày của con. Có gì gây khó khăn cho chúng không? Các sự kiện căng thẳng có thể kích thích gây ra các cơn ác mộng bao gồm có thêm anh chị em, chuyển nhà hoặc bắt đầu đi học.
  • Hãy nói về các giấc mơ cùng nhau và giải thích rằng tất cả mọi người đều mơ và thi thoảng cũng gặp ác mộng.
  • Nếu con bạn gặp rắc rối với một cơn ác mộng lặp lại nhiều lần, hãy giúp chúng giải thích ý nghĩa của giấc mơ đó thông qua vẽ, viết hoặc diễn lại. Nghĩ đến những cơn ác mộng một cách sáng tạo hơn - đặc biệt là khi trẻ có thể tưởng tượng ra một cái kết tốt đẹp hoặc làm bạn với nhân vật trong cơn ác mộng - có thể giúp làm giảm ảnh hưởng của giấc mơ đó đến trẻ.
  • Hãy tìm các lời khuyên từ chuyên gia nếu cần. Hãy gặp bác sỹ để có thêm thông tin.

Tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu

  • Bác sỹ
  • Những người chuyên về sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Những điều cần nhớ
  • Những cơn ác mộng có thể bắt đầu khi trẻ khoảng 2 tuổi, và đỉnh điểm là khoảng từ 3 đến 6 tuổi.
  • Khoảng 1/4 số trẻ em có ít nhất một cơn ác mộng mỗi tuần.
  • Ác mộng thường xảy ra vào giai đoạn sau của chu trình giấc ngủ, khoảng từ 4 đến 6 giờ sáng.
  • Hãy cố gắng hỗ trợ và thấu hiểu con bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trẻ em và các vấn đề ảnh hưởng đến phát triển

CTV Thu Hiền - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Betterhealth
Bình luận
Tin mới
  • 30/10/2024

    Làm thế nào để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh?

    Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

  • 29/10/2024

    Giảm cortisol bằng loại thức uống quen thuộc

    Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.

  • 29/10/2024

    Có bao nhiêu calo trong quả bơ?

    Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 29/10/2024

    Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

    Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.

  • 29/10/2024

    Chăm sóc giảm nhẹ rất cần thiết cho người cao tuổi

    Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.

  • 28/10/2024

    Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ đột quỵ

    Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

  • 28/10/2024

    Áp dụng quy tắc 3-2-1 để ngủ ngon

    Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.

  • 28/10/2024

    Cách chống say tàu xe hiệu quả

    Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.

Xem thêm