Nước ối
Toàn bộ nước ối nằm trong túi ối và lớp chất lỏng quan trọng này có các thành phần như:
Lúc nhiều nhất, lượng nước ối trong bụng bạn sẽ xấp xỉ khoảng 1 lít. Sau tuần thứ 36 của thai kỳ, lượng nước ối sẽ bắt đầu giảm đi để chuẩn bị cho em bé ra đời. Khi siêu âm trong những tuần trước khi sinh, bác sỹ sẽ ước lượng được lượng nước ối bao quanh em bé. Lượng nước ối vừa đủ là môi trường lý tưởng để giúp em bé phát triển. Nước ối nhiều (đa ối) hay ít (thiểu ối) cũng sẽ ảnh hưởng đến em bé cũng như quá trình sinh nở sau này.
Trong thai kỳ, đặc biệt là những tuần cuối, tình trạng nước ối rỉ ra (rỉ ối) là hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu quá nhiều nước ối rỉ ra sẽ dẫn đến tình trạng thiểu ối hoặc cạn ối. Nước ối cũng có thể chảy ra ồ ạt do vỡ màng ối, đây gọi là vỡ ối, là dấu hiệu báo hiệu quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Đôi khi, việc xác định dịch chảy ra ở âm đạo khi bạn mang thai có phải là nước ối hay không là rất khó.
Lượng nước ối bình thường là như thế nào?
Lượng nước ối để hỗ trợ và bảo vệ em bé sẽ tăng lên theo tuổi thai, và thường đạt đỉnh vào tuần thứ 36.
Lượng nước ối trong suốt thai kỳ của bạn sẽ ở quanh khoảng:
Thông qua việc siêu âm, bác sỹ có thể sẽ đo được lượng nước ối của bạn. Có 2 chỉ số để đánh giá lượng nước ối là chỉ số ối AFI hoặc MPV. Bác sỹ sẽ coi lượng nước ối của bạn là ít nếu chỉ số AFI dưới 5cm hoặc chỉ số MPV dưới 2cm.
Bạn hãy nghĩ túi ối như một quả bóng nước. Khi vỡ quả bóng này sẽ khiến nước ối chảy ra ồ ạt, đó gọi là vỡ ối. Nhưng trái bóng nước này có thể có những lỗ nhỏ, khiến nước chảy ra từ từ, ít một, đó là hiện tượng rỉ ối.
Khi đang mang thai, bạn có thể sẽ cảm thấy mọi thứ đều đang bị "rò rỉ": bàng quang dường như đầy nhanh hơn và bạn có thể bị són một chút nước tiểu khi cười, hắt hơi hoặc thậm chí khi chẳng làm gì cả. Các lớp mô âm đạo cũng sẽ sản xuất ra nhiều dịch hơn để giúp em bé ra dễ dàng hơn, do vậy thỉnh thoảng bạn lại thấy dịch ướt chảy ra. Để xác định được dịch chảy ra làm bạn cảm nhận được hoặc làm ướt quần lót của bạn là nước tiểu, nước ối hay dịch âm đạo là vô cùng khó khăn.
Tuy nhiên, dịch ối sẽ có một số đặc điểm sau đây:
Thông thường, nước tiểu sẽ có mùi khai, còn dịch âm đạo thường sẽ có màu trắng đục hoặc vàng, hoạc xanh, có thể có mùi tanh.
Một cách khác nữa là bạn có thể đặt một miếng băng vệ sinh hàng ngày ở dưới, sau đó tập trung để giữ các cơ ở phần chậu thật chặt, giống như cách bạn nhịn tiểu vậy. Nếu khi bạn làm như vậy và không thấy dịch rỉ ra nữa, thì dịch đó rất có thể là nước tiểu.
Đón đọc tiếp phần 2 tại trang web của Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phù và khó thở ở 3 tháng cuối thai kì
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.