Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dùng thực phẩm bổ sung chứa curcumin từ nghệ sao cho hiệu quả?

Curcumin là thành phần hoạt chất chính tạo nên các lợi ích sức khỏe của củ nghệ. Tuy nhiên, khi sử dụng ở dạng thực phẩm chức năng, người tiêu dùng cần hiểu rõ công dụng cũng như dùng curcumin đúng cách.

Curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ.

Công dụng của curcumin trong nghệ

Nghệ được chứng minh là thảo dược có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Curcumin là hoạt chất sinh học chính trong nghệ. Theo GS.TS Keith Singletary – Đại học Illinois Urbana-Champaign (Mỹ), curcumin chiết xuất từ nghệ là thành phần thực phẩm chức năng có nhiều tiềm năng, nhưng không hẳn là “thần dược” như nhiều nơi quảng cáo.

Nghiên cứu cho thấy, curcumin hữu ích với người bệnh viêm khớp và rối loạn chuyển hóa:

Viêm khớp

Người mắc viêm khớp đáp ứng rất tốt với việc bổ sung curcumin

Người mắc viêm khớp đáp ứng rất tốt với việc bổ sung curcumin.

Với khả năng chống viêm mạnh mẽ, sử dụng thực phẩm bổ sung chứa curcumin từ nghệ có thể giảm đau và cứng khớp do bệnh thoái hóa khớp.

Tuy không thể điều trị viêm khớp dứt điểm hoàn toàn, các chuyên gia nhận định, curcumin có tác dụng giảm đau khớp hiệu quả không kém một số thuốc giảm đau không kê đơn.

Hội chứng chuyển hóa

Các hội chứng chuyển hóa như béo phì, tăng huyết áp, đường huyết tăng cao, mỡ máu cao là nguy cơ dẫn tới nhiều bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, đột quỵ.

Nghiên cứu cho thấy, sử dụng nghệ ở dạng thực phẩm chức năng giúp kiểm soát đường huyết, chỉ số triglyceride và insulin hiệu quả. Nghệ còn giúp giảm hiện tượng viêm có liên quan tới nhiều hội chứng chuyển hóa.

Những rủi ro cần cân nhắc khi dùng curcumin

Theo GS Janet L. Funk – Trường Y Tucson, Đại học bang Arizona (Mỹ), các có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của curcumin nhưng chúng cho kết quả không nhất quán. Một số thử nghiệm còn kết hợp thêm piperine – hợp chất có trong hạt tiêu đen – để tăng tính sinh khả dụng của curcumin.

Các nghiên cứu này đa phần kéo dài dưới 4 tháng, vì vậy, các nhà khoa học chưa biết việc dùng curcumin trong thời gian dài có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay không.

Curcumin chiết xuất từ nghệ nhìn chung lành tính nếu sử dụng ở liều lượng khuyến nghị. Còn khi dùng quá liều, nghệ có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy.

Piperine được bổ sung để tăng khả năng hấp thụ curcumin, nhưng lại dễ gây tương tác với thuốc điều trị khác

Piperine được bổ sung để tăng khả năng hấp thụ curcumin, nhưng lại dễ gây tương tác với thuốc điều trị khác.

Piperine làm tăng sinh khả dụng của curcumin bằng cách bất hoạt enzyme ở gan có nhiệm vụ phân giải curcumin. Do đó, về lý thuyết, piperine có thể làm tích tụ các dược chất khác trong cơ thể, làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. GS Funk khuyến nghị, người đang dùng thuốc điều trị nên tránh dùng sản phẩm chứa piperine.

Ngoài nguy cơ tổn thương gan, thực phẩm bổ sung làm từ nghệ còn có nguy cơ gây nhiễm độc chì nếu bạn mua phải sản phẩm kém chất lượng.

Từ những kết quả nghiên cứu hiện nay, GS Singletary khuyến nghị, cách bổ sung nghệ an toàn nhất là qua chế độ ăn uống. Bạn nên dùng gia vị nghệ khi nấu ăn, thêm vào các món nước sốt, hầm, thậm chí là xay sinh tố. Curcumin trong nghệ được hấp thụ tốt hơn khi bạn nấu nghệ với dầu, hoặc thêm một chút tiêu đen vào món ăn.

Với thực phẩm chức năng chứa curcumin, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị, bắt đầu dùng ở liều lượng thấp để theo dõi phản ứng của cơ thể. Nghệ và curcumin có thể tăng cường sức khỏe, nhưng không phải là thuốc điều trị bệnh lý.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Một số điều bạn cần lưu ý khi dùng nghệ.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm