Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đừng thờ ơ với khám sức khỏe tiền hôn nhân

Khám sức khỏe tổng quát tiền hôn nhân là việc cần thiết để đảm bảo cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy nhiều bạn trẻ vẫn chưa coi trọng vấn đề này.

Đừng thờ ơ với khám sức khỏe tiền hôn nhân

Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của các cặp đôi

Giới trẻ đang bỏ quên

Hiện nay, nhiều bạn trẻ vẫn thờ ơ việc khám sức khỏe trước hôn nhân. Hầu hết trong số họ vẫn giữ quan niệm “cưới vì yêu” mà ít người có ý thức tìm hiểu về sức khỏe sinh sản của bạn đời. Thông thường, trước khi kết hôn nhiều người hay chú trọng tìm hiểu gia đình, đạo đức, trình độ, tính cách… của bạn đời mà ít khi nhìn thẳng vào vấn đề thực tế có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hôn nhân là sức khỏe.

Không ít người cho rằng, khám sức khỏe tiền hôn nhân là cách “kiểm tra” nhau để quyết định có tổ chức cưới hay không. Một số khác lại cảm thấy tự ái vì sức khỏe của mình bị nghi ngờ hoặc có người lại cảm thấy lo sợ, ngại ngần. Đối với các bạn nữ chưa từng đi khám phụ khoa thì để vượt qua rào cản tâm lý quả là một điều rất khó khăn. Đặc biệt, đối với những bạn có bí mật thầm kín thì việc khám sức khỏe tiền hôn nhân có thể phơi bày chuyện sâu kín đó. Đây cũng là lý do khiến các bạn nữ e ngại khi tiếp cận dịch vụ cần thiết này.

Tại sao nên kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân?

Khám tiền hôn nhân giúp các cặp đôi bước vào cuộc sống vợ chồng một cách tự tin 

Khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của những cặp đôi sắp kết hôn. Khi kiểm tra sức khỏe, các cặp vợ chồng tương lai sẽ được làm xét nghiệm kiểm tra bệnh di truyền, bệnh truyền nhiễm để giúp ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh cho vợ/chồng và con cái.

Những lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân mang lại như:

- Được tư vấn để có đời sống tình dục lành mạnh, hạnh phúc. Điều này rất cần thiết với hạnh phúc hôn nhân, đặc biệt với các cặp đôi chưa có kinh nghiệm.

- Phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý mắc phải, nhất là các bệnh lý ảnh hưởng đến đời sống tình dục, mang thai và sinh con.

- Dự phòng bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho con sau này.

- Giúp vợ chồng chủ động kiểm soát thời điểm mang thai và có con, đồng thời có kiến thức đầy đủ để mang thai, sinh con khỏe mạnh.

Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân là khám những gì?

Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm một số hạng mục, thuộc 2 nhóm: Khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe sinh sản.

Khám sức khỏe tổng quát

- Kiểm tra sức khỏe chung: Mạch huyết áp, cân nặng, chiều cao, thị lực, các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng... Một số xét nghiệm có thể được chỉ định thường là: Kiểm tra đường huyết, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, X-quang ngực phẳng, Điện tâm đồ, kiểm tra chức năng gan, thận...

- Xem xét tiền sử bệnh của cả vợ và chồng: Đã mắc các bệnh nào trước đây, đã có những phẫu thuật nào, tim mạch, mắc bệnh truyền nhiễm, môi trường làm việc có tiếp xúc chất độc hại, các tai nạn, thương tích...

- Khám bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Lậu, giang mai, hạ cam mềm, viêm gan siêu vi B, HIV, sùi mào gà, nấm...

- Bệnh sử gia đình, bệnh về rối loạn tâm thần: Cao huyết áp, tim mạch...

- Bệnh truyền nhiễm: Bệnh sởi, thủy đậu, rubella, sốt xuất huyết, bệnh cúm, viêm não, bệnh lao, dịch tả, tiêu chảy,...

Khám sức khỏe sinh sản

Phụ nữ cần siêu âm tử cung, phần phụ phát hiện các bất thường giải phẫu có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Xét nghiệm nội tiết tố nữ đánh giá chức năng sinh sản. Các xét nghiệm chuyên sâu khác khi bác sỹ nghi ngờ bất thường ảnh hưởng đến chức năng sinh sản như hội chứng antiphospholipid, gene huyết khối...

Nam giới làm xét nghiệm tinh dịch đồ để đánh giá chức năng sinh sản nam giới. Xét nghiệm hormone sinh dục nam và xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng.

Sau khi thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, bác sỹ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất để chuẩn hai cặp đôi chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh hoặc thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khi có bất thường ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Cần lưu ý điều gì?

Lê Tuyết H+ (Tổng hợp) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm