Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể lây qua đường miệng và gây ra triệu chứng gì?

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) là một trong những nhóm bệnh tương đối phổ biến hiện nay, và chúng không đơn giản là lây lan qua đường tình dục đơn thuần. Bạn có biết rằng, bệnh còn có thể lây qua đường miệng và kéo theo những triệu chứng như thế nào?

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) không chỉ lây truyền qua quan hệ tình dục qua đường âm đạo – hậu môn, mà còn có thể lây truyền qua tiếp xúc da gần kề với bộ phận sinh dục của bạn tình. Theo đó, việc có tiếp xúc trong quan hệ tình dục bằng miệng, thậm chí là môi và lưỡi cũng có thể gây ra những rủi ro nhất định, tương tự như các cách quan hệ tình dục khác.

Hiện nay, cách bảo vệ hiệu quả nhất nhằm tránh khỏi các nguy cơ mắc phải chính là sử dụng bao cao su, hoặc một số biện pháp ngăn chặn khác. Dưới đây là một số bệnh thường gặp và những triệu chứng của chúng:

  1. Bệnh nhiễm Chlamydia

Bệnh nhiễm Chlamydia có nguyên nhân từ vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Đây là một trong những vi khuẩn gây bệnh STDs phổ biến.

Theo các chuyên gia, vi khuẩn Chlamydia có thể lây truyền qua quan hệ tình dục đường miệng, tuy nhiên đường lây truyền cao hơn vẫn là qua âm đạo hoặc hậu môn. Chlamydia có thể gây ảnh hưởng đến họng, bộ phận sinh dục, đường tiết niệu hay trực tràng. Những ảnh hưởng của vi khuẩn này lên họng thường ít khi xuất hiện, nhưng nếu có, cảm giác đau họng sẽ là chủ yếu. Vi khuẩn này cũng không tồn tại lâu và có thể điều trị được bởi kháng sinh đúng loại.

  1. Bệnh lậu

Lậu là bệnh thuộc nhóm bệnh STDs, gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Tại Mỹ, ước tính có khoảng 1,1 triệu trường hợp mắc lậu mỗi năm, và một nửa trong số đó nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi.

Cả vi khuẩn gây bệnh lậu và vi khuẩn Chlamydia đều có thể lây truyền qua đường miệng, nhưng chính xác nguy cơ là bao nhiêu phần trăm thì vẫn chưa được xác định cụ thể. Các chuyên gia lý giải tỉ lệ này rất khó xác định do những người quan hệ tình dục bằng miệng thường sẽ kèm theo quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn, và điều này khiến việc đánh giá chính xác là rất khó.

Tương tự như vi khuẩn Chlamydia, vi khuẩn gây bệnh lậu cũng có thể ảnh hưởng đến họng, bộ phận sinh dục, đường tiết niệu và trực tràng. Các triệu chứng cũng rất khó phát hiện, và khi xuất hiện, chúng thường dẫn đến tình trạng đau họng.

Vi khuẩn lậu cũng có thể được tiêu diệt nếu sử dụng đúng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng kháng thuốc điều trị lậu đang ngày càng phổ biến hơn.

  1. Bệnh giang mai

Bệnh giang mai là bệnh thuộc nhóm bệnh STDs, do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Đây cũng là một bệnh STDs điển hình và phổ biến.

Theo các chuyên gia, vi khuẩn gây bệnh giang mai có thể ảnh hưởng đến miệng, lưỡi, cơ quan sinh dục, hậu môn và trực tràng. Nếu không được điều trị, bệnh có thể lây lan ra nhiều nơi trên cơ thể, bao gồm cả mạch máu và hệ thần kinh.

Bệnh giang mai diễn ra theo giai đoạn. Giai đoạn đầu (giang mai thời kỳ thứ nhất) đặc trưng bởi vết loét không đau (còn gọi là săng giang mai) tại cơ quan sinh dục, trực tràng hay trong miệng. Vết loét có thể không được chú ý đến và sẽ tự biến mất ngay cả không điều trị gì.

Giai đoạn thứ 2 (giang mai thời kỳ thứ 2), một số triệu chứng có thể xuất hiện như phát ban trên da, sưng hạch bạch huyết và sốt. Thời gian tiềm ẩn của giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào.

Giai đoạn thứ 3 (giang mai thời kỳ thứ 3), bệnh có thể ảnh hưởng đến não, dây thần kinh, mắt, tim, mạch máu, gan, xương và khớp. Đặc biệt, thời kỳ này bệnh có thể truyền qua thai nhi trong khi mang thai và có thể gây ra thai chết lưu hoặc một số biến chứng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh.

Bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh đúng chủng loại. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể tồn tại trong cơ thể trong một thời gian dài và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như tổn thương các cơ quan nội tạng và các vấn đề về thần kinh đi kèm.

  1. HSV-1

Virus herpes simplex – còn gọi là virus herpes được phân thành 2 loại: loại 1 và loại 2. Với loại 1, virus có thể lây truyền thông qua đường miệng – miệng hay đường miệng – cơ quan sinh dục. Điều này có thể dẫn đến bệnh lý herpes tại cả miệng và cơ quan sinh dục. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 3,7 tỉ người dưới 50 tuổi bị các ảnh hưởng của virus này.

Virus herpes loại 1 có thể gây ảnh hưởng đến môi, miệng, họng, cơ quan sinh dục, trực tràng và hậu môn. Các triệu chứng tại miệng bao gồm mụn nước và vết loét trên miệng, môi và cổ họng.

Trong thời gian tồn tại, virus này có thể lây lan mà không có biểu hiện của triệu chứng nào. Điều trị HSV-1 giúp giảm các đợt bệnh bùng phát và giảm tần suất tái phát.

  1. HSV-2

Tương tự như HSV-1, HSV-2 cũng là bệnh STDs, nhưng chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn, gây các ảnh hưởng tại các cơ quan sinh dục. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 491 triệu người trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi trên toàn thế giới đang chịu các ảnh hưởng của virus này.

HSV-2 có thể lây truyền qua quan hệ tình dục đường miệng, và cùng với HSV-1 gây ra các bệnh nghiêm trọng như viêm thực quản do herpes. Tuy nhiên, đây là những trường hợp hiếm gặp. Tương tự như HSV-1, điều trị HSV-2 với mục đích làm giảm các đợt bệnh và giảm tần suất tái phát.

  1. HPV

HPV là bệnh thuộc nhóm bệnh STDs và vô cùng phổ biến. Virus HPV là một loại virus gây u nhú ở người, có tên là Human Papilloma Virus. Virus HPV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục đường miệng, đường âm đạo hay đường hậu môn. Nó gây ảnh hưởng đến miệng, họng, cơ quan sinh dục, tử cung, hậu môn và trực tràng.

Trong một số trường hợp, HPV không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào. Một số loại HPV có thể gây u nhú ở đường hô hấp hoặc thực quản, gây ảnh hưởng đến miệng và cổ họng. Các triệu chứng có thể như:

  • Mụn cóc trong cổ họng
  • Thay đổi giọng nói
  • Nói khó
  • Thở ngắn
  • Thậm chí, một số loại còn có thể gây ung thư họng mà không gây mụn.

HPV không có phương pháp điều trị, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp lây truyền HPV mà không gây ra bất cứ vấn đề sức khỏe nào. Đối với mụn trong họng hay miệng, việc điều trị bằng phẫu thuật có thể mang lại hiệu quả, nhưng tỉ lệ tái phát vẫn có cho dù có được điều trị.

Hiện nay, vaccine dự phòng HPV đã được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, mở rộng cho các đối tượng từ 11 đến 45 tuổi. Vaccine giúp phòng ngừa sự lây truyền từ các chủng HPV phổ biến có nguy cơ cao nhất. Đó là các chủng có liên quan đến ung thư cổ tử cung, hậu môn và vùng đầu – cổ. Vaccine cũng có tác dụng bảo vệ trước các chủng phổ biến gây ra mụn cóc sinh dục.

  1. HIV

Là căn bệnh thế kỉ lây truyền qua đường tình dục. Theo các chuyên gia, tỉ lệ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường miệng là rất thấp, nếu so sánh với tỉ lệ này khi quan hệ qua đường âm đạo hay hậu môn.

Các triệu chứng của HIV có thể ấn trong nhiều năm. Những người sống chung với HIV có thể bắt gặp các triệu chứng giống như cúm ban đầu. Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị HIV. Cách duy nhất là sử dụng các thuốc kháng virus, đồng thời có một lối sống lành mạnh để kéo dài tuổi thọ.

Tổng kết

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục chủ yếu lây qua quan hệ tình dục đường âm đạo hay hậu môn. Tuy nhiên, chúng vẫn có khả năng lây truyền qua đường miệng nếu có tiếp xúc.

Sử dụng các biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa là cách tốt nhất để tránh các bệnh này. Bạn cũng nên đi kiểm tra định kỳ tình trạng của bản thân để có thể phát hiện sớm nhất và điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại: Một số xét nghiệm về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bình luận
Tin mới
  • 22/03/2025

    Nhịn ăn gián đoạn kéo dài có hại gì?

    Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.

  • 22/03/2025

    8 lý do khiến bạn vẫn bị sâu răng mặc dù đã đánh răng và dùng chỉ nha khoa

    Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.

  • 21/03/2025

    Mỗi ngày ăn một bữa - Giảm cân, giảm luôn sức khỏe?

    Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.

  • 21/03/2025

    Táo đỏ: Thực phẩm bổ dưỡng hay chiêu thổi phồng từ quảng cáo?

    Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 21/03/2025

    Nguyên nhân nào khiến tóc rụng ngày càng nhiều?

    Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?

  • 21/03/2025

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn sinh mổ?

    Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.

  • 20/03/2025

    Rau xanh có phải là "vua" chất xơ?

    Câu chuyện về viên rau củ - một loại thực phẩm bổ sung chất xơ - đang thu hút sự quan tâm. Liệu có phải vì chúng ta chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chất xơ?

  • 20/03/2025

    Giảm mỡ nội tạng hiệu quả với hạt dẻ cười

    Hạt dẻ cười không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn là “trợ thủ đắc lực” trong quá trình giảm mỡ nội tạng.

Xem thêm