1/Quan hệ tình dục xâm nhập có gây ảnh hưởng gì đến thai kỳ không?
Gần như là không. Trong quá trình xâm nhập, tử cung có thể sẽ di chuyển một chút và bạn có thể cảm nhận được điều đó. Nhiều người lo lắng rằng quan hệ tình dục sẽ khiến em bé bị tổn thương. Trên thực tế, tử cung trong thai kỳ vốn đã di chuyển rất nhiều, do vậy, việc di chuyển trong khi quan hệ sẽ không ảnh hưởng gì cả. Em bé được bảo vệ rất kỹ và em bé cũng có hệ thống “phân loại” xem chuyên gì đang xảy ra ở thế giới bên ngoài. Trừ khi bạn được hướng dẫn nên nghỉ ngơi vùng chậu, nếu không quan hệ tình dục là hoàn toàn ổn. Những người được chỉ định nghỉ ngơi vùng chậu thường gặp các vấn đề như cổ tử cung không khép hoặc nhau tiền đạo.
Tuy nhiên, một nghiên cứu chỉ ra rằng 80% số nam giới lo lắng về việc sẽ làm tổn thương em bé. Nếu cần thiết, bạn có thể đưa chồng đến gặp bác sỹ sản khoa để bác sỹ đưa ra lời khuyên và giúp chồng bạn yên tâm hơn khi quan hệ.
2/ Quan hệ tình dục có gây sảy thai không?
Quan hệ tình dục không gây sảy thai. Sảy thai thương là hậu quả của việc em bé phát triển không bình thường. Nghiên cứu năm 2011 cũng đưa ra kết luận rằng quan hệ tình dục không gây chuyển dạ sớm ở những thai kỳ nguy cơ thấp.
Trên thực tế, quan hệ tình dục thậm chí còn giúp ích cho việc chuyển dạ. Một số cặp đôi quan hệ cho tới khi người phụ nữ chuyển dạ. Trừ khi có chỉ định khác từ bác sỹ hoặc cả 2 không cảm thấy hứng thú, nếu không bạn hoàn toàn có thể quan hệ. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều bạn tình hoặc có bạn tình mới, bạn nên sử dụng bao cao su nếu không biết rõ tình trạng bệnh của họ. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến tình trạng viêm vùng chậu, gây ra chuyển dạ sớm, sảy thai và các biến chứng khác về sức khoẻ.
3/ Ra máu sau khi quan hệ có phải là dấu hiệu bất thường?
Trong quá trình mang thai, cổ tử cung sẽ nhạy cảm hơn và dễ bị kích thích, dẫn đến tình trạng ra máu. Bạn sẽ nhận thấy tình trạng ra đốm máu sau khi quan hệ khi bạn dùng giấy lau và có thể tình trạng này sẽ xảy ra trong ngày sau đó.
Nếu tình trạng ra máu không tự biến mất, và nếu tình trạng này kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, bạn nên đến gặp bác sỹ. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nhau tiền đạo. Nếu bạn có các triệu chứng khác, như các cơn đau nhói, tăng táp lực vùng trực tràng, hoặc ra máu không liên tục, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng mang thai ngoài tử cung. Và quan hệ tình dục thì không gây ra 2 tình trạng trên.
Vú và bầu ngực trở nên nhạy cảm hơn trong thai kỳ có thể sẽ khiến bạn cảm thấy hơi đau một chút. Tăng lưu lượng tuần hoàn và thay đổi hormone cũng sẽ khiến âm vật nhạy cảm hơn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn sẽ bị đau. Nếu bạn bị đau, bạn nên trò chuyện với chồng/bạn tình của mình.
5/Trong khi mang thai, tôi thường mơ thấy được “lên đỉnh”. Điều này có bình thường không?
Rất nhiều phụ nữ có giấc mơ tương tự khi mang thai. Nguyên nhân một phần là do lượng estrogen tăng cao và tăng lưu lượng tuần hoàn. Nhiều người lo lắng về tình trạng này nhưng đây là điều hoàn toàn bình thường và sẽ biến mất sau khi sinh.
6/Các tư thế khác nhau có ảnh hưởng đến giới tính của em bé hay không?
Có rất nhiều hiểu lầm về quan hệ tình dục và giới tính của đứa bé. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh những điều này cả, bao gồm cả việc tư thế, hướng quan hệ tình dục, ngày hoặc giờ quan hệ sẽ đẻ ra con trai hoặc con gái.
7/ Khi nào tôi có thể quan hệ lại sau khi sinh?
Khuyến nghị thông thường là khoảng 6 tháng. Những phụ nữ ít gặp biến chứng trong thai kỳ thường sẽ bắt đầu quan hệ trở lại sớm hơn, miễn là các vết rách khi sinh đã lành và không bị nhiễm trùng.
Tham khảo thêm thông tint ại bài viết: Những điều bạn chưa từng biết về âm vật
Một vài nguyên nhân tưởng chừng như đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho mắt của bạn.
Nếu đau cứng cổ làm bạn phiền lòng, hãy thử những động tác tự tập tại nhà dưới đây đã được chứng minh giúp làm giảm đau cổ nhé.
Trên thực tế, chúng ta thường dành 1/3 cuộc đời để ngủ. Đó là lý do tại sao có cơ sở để cho rằng điều này phần nào hình thành tính cách riêng của mỗi người.
Bạn đang cảm thấy mệt mỏi vì một đặc điểm tính cách cụ thể đang kìm hãm bạn? Tin tốt là bạn thực sự có thể thay đổi nếu bạn thực sự muốn.
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam chỉ ra 8 lý do khiến bạn thất bại trong việc giảm cân dù đã nỗ lực.
Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam thông báo tuyển học viên khóa Đào tạo "Giảm cân hiệu quả, an toàn và bền vững" với các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành từ 24-27/4/2023:
Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam để biết các tình trạng sức khỏe hay gặp ở trẻ sơ sinh:
Để dự phòng và điều trị các rối loạn mỡ máu thì chế độ ăn uống có một vai trò quyết định. Bạn nên biết 4 bước thay đổi lối sống giúp giảm mỡ máu, chủ động phòng các bệnh tim mạch.