Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lợi ích từ khám sức khỏe tiền hôn nhân

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp những người chuẩn bị kết hôn có thể bước vào đời sống vợ chồng một cách tự tin với tình dục an toàn, sẵn sàng chào đón một em bé khỏe mạnh.

Tiền hôn nhân là giai đoạn từ lúc một người bắt đầu có khả năng sinh sản đến khi kết hôn, bao gồm cả trẻ vị thành niên khi đã bắt đầu có khả năng sinh sản, cho đến những người lớn tuổi hơn (thậm chí 30 - 40 tuổi) mà chưa từng kết hôn. Đây là những đối tượng cần được quan tâm đến những vấn đề thuộc nội dung chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân.

Thực tế hiện nay, các cặp đôi thường chỉ bắt đầu đi khám sức khỏe tiền hôn nhân khi chuẩn bị kết hôn. Tuy nhiên, nên đi khám sớm hơn để sàng lọc các vấn đề sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, tốt nhất nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu là 3 - 6 tháng trước khi kết hôn để có nhiều thời gian chuẩn bị hơn.

Tại sao cần khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Với những người chưa có kinh nghiệm về tình dục, khi khám sức khỏe tiền hôn nhân và nhận được sự tư vấn của bác sĩ sẽ giúp chuẩn bị kiến thức, tâm lý đúng cho cuộc sống vợ chồng, tránh được những rắc rối trong đời sống tình dục, những bệnh tật liên quan cơ quan sinh sản hoặc thai nghén.

Hơn nữa, khám tiền hôn nhân là sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở và đẻ ra những đứa con khỏe mạnh; Giúp phát hiện và điều trị sớm (nếu có thể) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến tình dục, mang thai, sinh đẻ.

Người phụ nữ chuẩn bị mang thai và làm mẹ cũng cần hiểu rõ và tiêm vắc-xin, cách bổ sung khoáng chất, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như chuẩn bị điều kiện sức khỏe để mang thai và sinh đẻ an toàn; Chủ động kiểm soát thời điểm có con và số lượng con cái một cách tốt nhất.

Việc khám sức khỏe tiền hôn nhân không chỉ đơn thuần là thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của mình mà còn là thể hiện trách nhiệm đối với người chồng/vợ của mình. Đây là hình thức sàng lọc bước một trong việc nâng cao chất lượng dân số.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là cần thiết.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì?

Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm khám sức khỏe tổng thể và khám sức khỏe sinh sản. Trong đó, khám sức khỏe tổng thể phát hiện ra bệnh tật có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mình và người bạn đời để có kế hoạch điều trị sớm như: viêm gan B, HIV hay các bệnh di truyền, bệnh liên kết giới, bệnh tim mạch, bệnh cơ quan sinh sản...

Sức khỏe sinh sản là một vấn đề cực kỳ quan trọng vì hiện nay có tới gần 10% các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn. Do đó, qua thăm khám để phát hiện sớm những bất thường, có hỗ trợ hay tư vấn kịp thời của bác sĩ là rất cần thiết.

Một số kiểm tra sức khỏe tổng quát thường được áp dụng:

Kiểm tra sức khỏe chung: tim mạch huyết áp, cân nặng, chiều cao, thị lực, các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm ổ bụng...

Các xét nghiệm cần làm: Kiểm tra đường huyết, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, chụp Xquang lồng ngực, điện tâm đồ, kiểm tra chức năng gan, thận...

Xem xét tiền sử bệnh của cả vợ và chồng: đã mắc các bệnh nào trước đây, đã có những phẫu thuật nào, mắc bệnh truyền nhiễm, môi trường làm việc có tiếp xúc chất độc hại, các tai nạn, thương tích...

Bệnh sử gia đình, bệnh về rối loạn tâm thần: người thân trong gia đình mắc những bệnh gì? yếu tố di truyền bệnh tim mạch, tăng huyết áp...

Sàng lọc di truyền: Sàng lọc người lành mang gene bệnh giúp dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con tương lai.

Bệnh truyền nhiễm: bệnh sởi, thủy đậu, Rubella, sốt xuất huyết, bệnh cúm, viêm não, bệnh lao...

Khám bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: lậu, giang mai, hạ cam mềm, viêm gan siêu vi B, HIV, sùi mào gà, nấm...

Khám sức khỏe sinh sản: Soi tử cung, kiểm tra vòi trứng... Siêu âm tuyến vú; Soi tươi dịch âm đạo; Kiểm tra hormon sinh dục: estrogen, LH, FSH, progesterone (ở nữ). Cho nam giới: Xét nghiệm tinh dịch đồ; Xét nghiệm dịch niệu đạo; Nội tiết tố sinh dục.

Tham khảo thêm thông tin tại: Tác hại của lạm dụng rượu đến sức khỏe sinh sản

BS. Thanh Nhàn - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

Xem thêm