Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dùng dược mỹ phẩm gì cho da mùa hanh khô?

Trong những ngày đông lạnh giá, rất nhiều người phải chịu đựng làn da bị khô nẻ, bong tróc vảy, thậm chí đỏ tấy. Tình trạng này tuy không nguy hiểm nhưng rất khó chịu.

Dùng dược mỹ phẩm gì cho da mùa hanh khô?

Việc dùng kem bôi không đúng cách có thể khiến tình trạng da khô nẻ nặng hơn.

Khi da bị khô nẻ, cần bôi kem dưỡng ẩm phù hợp.

Khi da bị khô nẻ, cần bôi kem dưỡng ẩm phù hợp.

Da khô nẻ vì sao?

Hàng ngày, cơ thể luôn có sự mất nước từ bên trong qua da. Mùa đông thời tiết lạnh giá, cộng với độ ẩm thấp và hanh khô, sự mất nước này lại càng tăng mạnh, một số loại vitamin và dưỡng chất quan trọng trong da cũng bốc hơi theo. Khi thiếu nước và dưỡng chất, da mất đi sự đàn hồi dẫn đến hiện tượng da  khô ráp, dễ bị nứt nẻ, bong vẩy, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Trời càng lạnh độ ẩm càng thấp thì da càng khô hơn. Đây là do hiện tượng tăng mất nước qua thượng bì khi trời lạnh. Nếu bạn dùng điều hòa hay máy sưởi khiến da càng nhanh mất nước và khô hơn, thậm chí còn đỏ rát, nổi nốt ban đỏ, ngứa ngáy, khó chịu.

Đồng thời, do sự chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm, nước trên bề mặt da bị thất thoát nghiêm trọng khiến lớp sừng trở nên cằn cỗi. Các lớp tế bào chết bong tróc và bám đầy trên bề mặt, làn da trở nên thô ráp, sần sùi, xỉn màu mất đi độ mềm mại.

Khi trời lạnh, mạch máu của con người co lại một cách tự nhiên, hạn chế lưu thông máu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp năng lượng nuôi dưỡng tế bào,dẫn đến da bị nhão và chảy sệ, xỉn màu hoặc tái đi.

Da thiếu nước khiến cấu trúc lớp thượng bì bị suy yếu, không có khả năng bảo vệ các lớp da nên chúng trở nên nhạy cảm, yếu ớt trước tác động của môi trường bên ngoài.

Mắt và môi là nơi có làn da mỏng nhất, ít được bảo vệ nên chịu ảnh hưởng mạnh nhất của tình trạng mất nước.

Tình trạng khô nẻ không chỉ ở nơi da mặt và cổ mà còn nứt nẻ ở tay, chân. Nếu nứt sâu thì có thể gây chảy máu, nứt lại bị kèm viêm da nhiễm khuẩn thì bệnh nhân sẽ bị ngứa, đau đớn.

Thuốc gì bảo vệ da bị khô nẻ?

Mấu chốt trong điều trị da khô nẻ là khắc phục hàng rào chất béo (lipid) bị hỏng và ngăn ngừa mất nước ở tế bào da. Những thành phần dầu tự nhiên rất hữu hiệu khi giải quyết các vấn đề này gồm: dầu bơ, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu cây rum, dầu jojoba, dầu hạnh nhân, dầu hạt cải, sáp ong, dầu vừng, dầu dừa... có thể bôi trực tiếp lên da.

Hàng ngày, sau khi vệ sinh da sạch sẽ, cần bôi kem dưỡng ẩm cho da. Nên lựa chọn kem giữ ẩm sử dụng thành phần có bổ sung chất ẩm tự nhiên và kích thích sản sinh collagen - cơ quan giữ nước trong da. Có thể bôi các chế phẩm làm ẩm, mềm da như physiogel, cetaphil, vaselin, skincare-U, lacticare...

Nếu nẻ nhiều có thể bôi ngày 2 - 3 lần. Những lựa chọn khác là thuốc mỡ hoặc kem dưỡng da chứa các thành phần như: axit lactic, axit hyaluronic, dimethicone, glycerin, lanolin, vitamin E...

Nếu vùng da khô nứt nẻ có mụn nước, ngứa nhiều kèm theo nhiễm khuẩn (hay gặp ở những người bị viêm da cơ địa kèm nẻ hoặc những người có làn da dễ bị kích ứng) có thể phải dùng một đợt thuốc kháng sinh và thuốc kháng histamin, vitamin E hoặc vitamin C theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Tuyệt đối không tự ý bôi các thuốc có chứa steroid để trị da khô nẻ như: trangala, cortebios, chlorocid H, flucinar, fobancort, gentrisone, diprosone... khi chưa có chỉ định của thầy thuốc. Dùng kéo dài các thuốc này sẽ gây nhiều hậu quả xấu như nổi mụn trứng cá, da mặt sần sùi, teo da.

Khi vùng da khô nứt nẻ nhiều cần đi khám chuyên khoa da liễu để có chỉ định dùng thuốc

Khi vùng da khô nứt nẻ nhiều cần đi khám chuyên khoa da liễu để có chỉ định dùng thuốc.  Ảnh: Trần Minh

Đặc biệt lưu ý: Có hai chế phẩm được nhiều người sử dụng trong việc chữa da bị nứt nẻ là mỡ tetracyclin và flucinar. Thực tế hai loại thuốc trên không có tác dụng trong việc bảo vệ da khỏi bị khô nẻ. Tetracyclin là kháng sinh dạng bôi rất hạn chế dùng trên da mặt và thuốc flucinar chứa flucinolone acetonide - dẫn chất của glycocorticosteroid, chỉ định điều trị bệnh vảy nến, viêm da tiết bã nhờn, lichen phẳng, ngứa sần, eczema, không dùng thuốc ở da mặt, da cổ. Dùng lâu có thể gây tổn thương tại chỗ cho da, đôi khi kích ứng và nhiễm trùng thứ phát.

Khuyến cáo của thầy thuốc

Khi bị  nẻ, mọi người cần chú ý giữ vệ sinh cho da, đặc biệt là những vùng da hở. Tắm rửa bằng nước ấm vừa phải, không dùng nước quá nóng sẽ làm da mất nước nhiều hơn. Không nên lạm dụng sữa rửa mặt và xà phòng vì hoạt chất tẩy rửa của chúng càng tẩy mất chất nhờn trên da nhanh hơn, da càng thêm khô. Không lạm dụng kem tẩy da chết sẽ làm da mất lớp bảo vệ bên ngoài. Nên dùng dưa chuột, cà chua, củ đậu rửa sạch, thái lát đắp mặt nạ trước khi đi ngủ. Cần coi trọng việc bổ sung nguồn vitamin cần thiết cho da bằng cách uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây mỗi ngày và khi đi ra ngoài trời  nên đeo khẩu trang để hạn chế việc da bị nẻ. Không dùng các loại kem tự chế hay không có nguồn gốc để chữa nẻ. Khi vùng da khô nứt nẻ có biểu hiện sưng tấy, ngứa nhiều cần đi khám chuyên khoa da liễu để có chỉ định dùng thuốc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Để da luôn rạng ngời giữa những áp lực cuộc sống

DS. Hà Thanh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm