Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là tình trạng một hoặc nhiều vùng não bị tổn thương do mạch máu não tắc hoặc vỡ. Khi đó, vùng não không được cung cấp máu kịp thời sẽ bị tổn thương, mất khả năng điều khiển các cơ quan trong cơ thể.
Đột quỵ được chia thành 2 loại là nhồi máu não và xuất huyết não. Đột quỵ nhồi máu não chiếm hơn 80% tổng số trường hợp, xảy ra khi có cục máu đông xuất hiện làm tắc mạch máu não, ngăn cản máu lưu thông lên cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho não. Đột quỵ xuất huyết não chiếm gần 20% tổng số trường hợp, xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ, các chất phóng thích từ hồng cầu lan ra và làm tổn thương những tế bào não xung quanh. Đột quỵ xuất huyết não tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng nguy cơ gây tử vong cao và di chứng nghiêm trọng hơn so với đột quỵ nhồi máu não.
Đột quỵ có thể gây ra những hậu quả gì?
Đột quỵ vẫn luôn được biết đến là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu thế giới vì những hậu quả nghiêm trọng mà nó có thể mang lại. Cụ thể, bệnh đột quỵ có khả năng:
Gây tử vong
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Nguy cơ tử vong cao khi người bệnh không được cấp cứu kịp thời.
Di chứng tàn tật
Đột quỵ làm tổn thương não bộ. Nếu may mắn không tử vong, người bệnh vẫn có thể bị tàn tật với những di chứng nặng nề như: Liệt nửa người, méo miệng, mờ mắt, suy giảm trí nhớ,… Người đột quỵ thường phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác nên dễ khiến họ rơi vào trầm cảm, thấy mình như đang trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Phòng ngừa đột quỵ bằng cách nào?
Để ngăn chặn đột quỵ, trước hết, bạn cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ. Nếu mắc bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tim,… thì bạn cần theo dõi sát sao các chỉ số và ứng biến kịp thời khi nhận thấy những thay đổi sức khỏe bất thường. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng chế độ sống lành mạnh, khoa học để cải thiện thể lực, tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ. Cụ thể:
Chế độ ăn uống
Bạn nên hạn chế thực phẩm nhiều muối, giàu đạm, chất béo như: Các loại thịt đỏ, nội tạng động vật,… và bổ sung chế độ ăn với những loại trái cây giàu kali và vitamin C như: Chuối, cam, bưởi,... Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt và rau quả nhiều chất xơ như: Đậu, hạnh nhân, súp lơ, rau cải,… cũng được khuyên dùng vì chúng có tác dụng giảm cholesterol, tăng tuần hoàn, phòng ngừa cục máu đông, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.
Chế độ sinh hoạt và luyện tập
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giúp não bộ khỏe mạnh hơn.
Bên cạnh đó, bạn cần ngủ đủ giấc, tránh uống rượu bia, hút thuốc lá và không dùng các chất kích thích bởi những điều này có thể làm tăng cholesterol, tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch, từ đó làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.
Tham khảo thông tin bài viết: Ðiểm mặt nguy cơ gây đột quỵ
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.
Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.