Các cơn đau lưng thường kéo dài trong khoảng một vài ngày
Thông thường, các cơn đau lưng sẽ tự thuyên giảm sau một vài ngày. Để giảm đau đớn, khó chịu trong khoảng thời gian này, bạn nên cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn, chườm lạnh hoặc dùng các loại thuốc chống viêm như Ibuprofen hoặc Naproxen nếu cần (tốt hơn hết vẫn nên dưới tư vấn của bác sỹ).
Tuy nhiên, bạn nên đi khám ngay nếu thấy mình có một số triệu chứng đi kèm với cơn đau lưng cảnh báo nhiều bệnh nghiêm trọng dưới đây:
Đau lưng không có dấu hiệu thuyên giảm
Bạn đã thử mọi biện pháp giảm đau tại nhà, kể cả massage và đầu tư mua một chiếc đệm mới hỗ trợ cho lưng nhưng cơn đau lưng vẫn không thuyên giảm? Nếu cơn đau lưng kéo dài quá lâu, thường xuyên khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm, hãy đi khám ngay lập tức.
Dù rất hiếm khi xảy ra, đau lưng kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có khối u ở phổi. Hiệp hội Ung thư (Mỹ) cho biết, ung thư phổi giai đoạn nặng cũng có thể gây đau xương, giảm cân nhanh chóng, đau tức ngực…
Đau lưng lan ra hai bên sườn
Theo Mayo Clinic (Mỹ), nếu bị đau lưng dữ dội, cơn đau lan tới cả hai bên sườn và dưới xương sườn, rất có thể bạn đang bị sỏi thận. Bạn cũng có thể thấy khó chịu khi đi tiểu, nước tiểu có màu hơi đỏ hoặc nâu khi bị sỏi thận.
Trong trường hợp cơn đau lưng lan ra hai bên sườn, đặc biệt là vùng hạ sườn phải dưới xương bả vai, rất có thể đây là triệu chứng cảnh báo các vấn đề túi mật.
Đau lưng dữ dội đi kèm với sốt
Trong một số trường hợp hiếm gặp, đau lưng dữ dội đi kèm với sốt cao, tê bì hoặc ngứa ran ở cánh tay có thể cảnh báo nhiễm trùng cột sống, bác sỹ Irene Tien ở Massachusetts (Mỹ) cho biết. Những người bị ức chế miễn dịch, bị ung thư, đái tháo đường hoặc béo phì sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng cột sống cao hơn.
Trong trường hợp này, các bác sỹ có thể yêu cầu bạn chụp X-quang, CT hoặc MRI để chẩn đoán chính xác. Việc điều trị có thể bao gồm truyền kháng sinh qua tĩnh mạch.
Đau lưng lan tới ngực
Đau lưng lan tới ngực có thể xảy ra do xuất hiện các vết nứt trên thành động mạch chủ. Nếu cơn đau lưng, đau tức ngực đi kèm với triệu chứng tê bì, cảm giác yếu ớt ở cánh tay, rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ. Những người bị tăng huyết áp không kiểm soát bệnh tốt sẽ có nguy cơ gặp phải các tình trạng này cao hơn so với người bình thường. Tốt hơn hết, bạn nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đôi chân trở nên yếu ớt
Nếu thấy đau lưng cùng cảm giác tê bì, yếu ớt ở chân (hoặc đôi khi cả ở cánh tay), bạn nên cảnh giác với bệnh thoát vị đĩa đệm. Điều này có thể xảy ra khi bạn tạo áp lực lên lưng khi bê, vác các vật nặng, gây tổn thương thần kinh tại các đĩa đệm bị thoát vị.
Đau lưng nghiêm trọng hơn khi hít thở sâu
Triệu chứng này có thể cảnh báo thuyên tắc phổi, tình trạng cục máu đông trong tĩnh mạch vỡ ra, di chuyển tới phổi và làm suy giảm lưu thông máu, khiến các tế bào bị viêm, chết đi. Tốt hơn hết, bạn nên gọi cấp cứu ngay nếu thấy cơn đau lưng nghiêm trọng hơn khi hít thở sâu, bạn thấy khó thở hoặc ho ra máu, choáng ngất…
Đau lưng và khó thở
Dù hiếm khi xảy ra, đau lưng đi kèm các triệu chứng như khó thở, đau đớn khi hít thở sâu… cũng có thể cảnh báo phổi bị thủng. Tình trạng này có thể xảy ra do nguy cơ chấn thương.
Đau lưng dữ dội hơn khi di chuyển
Tình trạng này thường xảy ra nếu bạn mới bị ngã, chấn thương gần đây. Nguyên nhân có thể là do xương sườn hoặc xương sống bị nứt, gãy. Tùy thuộc vào vị trí xương gãy mà bạn cũng có thể thấy cơn đau lan sang mạn sườn trái hoặc phải.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Khi nào cần đến gặp bác sỹ vì đau lưng?
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.