Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đột quỵ mắt và những điều bạn cần biết

Đột quỵ mắt là một tình trạng nguy hiểm, liên quan đến tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng võng mạc. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể dẫn đến hậu quả mù lòa.

Đột quỵ mắt là gì?

Đột quỵ không chỉ xảy ra ở não. Chúng cũng có thể xảy ra ở mắt. Loại đột quỵ này được gọi là tắc động mạch võng mạc. Các mạch máu có vai trò mang chất dinh dưỡng quan trọng và oxy đến mọi bộ phận trên cơ thể. Khi những mạch máu đó bị thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn bởi cục máu đông, nguồn cung cấp máu sẽ bị cắt đứt. Khu vực ảnh hưởng có thể bị tổn thương nghiêm trọng, được gọi là đột quỵ.

Trong trường hợp đột quỵ ở mắt, sự tắc nghẽn sẽ ảnh hưởng đến võng mạc. Võng mạc là một màng mỏng lót bề mặt bên trong, phía sau mắt của bạn. Nó gửi tín hiệu ánh sáng đến não để hiểu được những gì mà mắt bạn nhìn thấy.

Khi các tĩnh mạch võng mạc bị tắc nghẽn, chúng sẽ rò rỉ chất lỏng vào võng mạc. Điều này gây ra sưng tấy, ngăn oxy lưu thông và ảnh hưởng đến khả năng nhìn. Sự tắc nghẽn trong tĩnh mạch võng mạc chính được gọi là tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm (CRVO). Khi nó xảy ra ở một trong các tĩnh mạch nhánh nhỏ hơn, nó được gọi là tắc tĩnh mạch nhánh võng mạc (BRVO). Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị đột quỵ mắt.

Cách nhận biết đột quỵ mắt

Các triệu chứng của đột quỵ mắt có thể tiến triển chậm trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày hoặc có thể xuất hiện đột ngột. Dấu hiệu rõ ràng nhất là các triệu chứng chỉ xảy ra ở một bên mắt. Bao gồm:

  • Những đốm bay xuất hiện dưới dạng đốm nhỏ màu xám và nổi xung quanh tầm nhìn. Tình trạng không thường xuyên này xảy ra khi máu và các chất lỏng khác rò rỉ, sau đó đọng lại trong chất lỏng hoặc thủy tinh thể ở giữa mắt.
  • Đau hoặc hoặc cảm thấy có áp lực ở mắt, mặc dù khi vuốt mắt thường không gây đau.
  • Tầm nhìn mờ dần dần trở nên tồi tệ hơn ở một phần hoặc toàn bộ một mắt.
  • Mất thị lực hoàn toàn xảy ra dần dần hoặc đột ngột.

Nếu bạn có các triệu chứng của đột quỵ ở mắt, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức, ngay cả khi chúng có vẻ đã thuyên giảm. Nếu không điều trị, đột quỵ ở mắt có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây đột quỵ mắt

Đột quỵ mắt là do lưu lượng máu nuôi dưỡng võng mạc mắt bị tổn thương, có thể do mạch máu bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn do cục máu đông. Trong một số trường hợp, nguyên nhân xảy ra đột quỵ mắt không rõ ràng, nhưng một số tình trạng sức khỏe nhất định, chẳng hạn như huyết áp cao và tiểu đường cũng có thể làm tăng nguy cơ.

Những người có nguy cơ đột quỵ mắt

Bất cứ ai cũng có thể bị đột quỵ mắt, nhưng có một số yếu tố nhất định khiến nguy cơ này cao hơn. Ví dụ như tuổi cao và nam giới sẽ phổ biến hơn phụ nữ.

Một số tình trạng bệnh lý cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ ở mắt. Bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường.
  • Bệnh tăng nhãn áp.
  • Các vấn đề ảnh hưởng đến lưu lượng máu, chẳng hạn như huyết áp cao và cholesterol cao.
  • Các bệnh tim mạch khác.
  • Thu hẹp động mạch cảnh hoặc động mạch cổ.
  • Rối loạn máu hiếm gặp.
  • Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc tất cả các loại đột quỵ

Cách chẩn đoán đột quỵ mắt?

Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách làm giãn mắt bạn để kiểm tra. Họ sẽ sử dụng kính soi đáy mắt để quan sát chi tiết bên trong mắt bạn. Xét nghiệm chẩn đoán khác có thể bao gồm:

  • Chụp cắt lớp mạch lạc quang học (OCT), một xét nghiệm hình ảnh có thể phát hiện sưng võng mạc.
  • Chụp mạch huỳnh quang. Đối với xét nghiệm này, thuốc nhuộm sẽ được tiêm vào cánh tay để làm nổi bật các mạch máu trong mắt.

Vì các vấn đề về mắt có thể do bệnh lý có từ trước, do đó bạn nên kiểm tra bệnh tăng nhãn áp, huyết áp cao và tiểu đường. Sức khỏe tim mạch cũng có thể cần được kiểm tra. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc một trong những tình trạng này, nó có thể ảnh hưởng đến việc điều trị đột quỵ mắt của bạn.

Điều trị đột quỵ mắt như thế nào?

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương do đột quỵ gây ra. Một cân nhắc khác là sức khỏe tổng thể của bạn. Một số liệu pháp có thể bao gồm:

  • Massage mắt để mở võng mạc.
  • Dùng thuốc làm tan các cục máu đông.
  • Thuốc chống yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu, được tiêm trực tiếp vào mắt.
  • Corticosteroid, cũng có thể được tiêm vào mắt.
  • Liệu pháp quang đông toàn võng mạc nếu bạn hình thành mạch máu mới sau đột quỵ mắt.
  • Điều trị laser.
  • Áp suất cao hoặc oxy cao áp.

Điều trị càng sớm thì cơ hội cứu được một phần hoặc toàn bộ thị lực của bạn càng cao. Bất kỳ tình trạng nào khác gây ra cục máu đông cũng sẽ phải được điều trị.

Các biến chứng tiềm ẩn

Bạn có thể hồi phục sau đột quỵ mắt, nhưng có thể xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Phù hoàng điểm, hoặc viêm hoàng điểm. Hoàng điểm là phần giữa của võng mạc giúp tăng cường thị lực. Phù hoàng điểm có thể làm mờ tầm nhìn của bạn hoặc dẫn đến mất thị lực.
  • Tân mạch hóa, tình trạng các mạch máu mới, bất thường phát triển ở võng mạc. Những thứ này có thể rò rỉ vào thủy tinh thể và gây ra hiện tượng nổi. Trong trường hợp nghiêm trọng, võng mạc có thể bị bong ra hoàn toàn.
  • Bệnh tăng nhãn áp thần kinh, tăng áp lực trong mắt do sự hình thành các mạch máu mới.
  • Mù lòa.

Tổng quát đột quỵ mắt

Để dự phòng các biến chứng nghiêm trọng do đột quỵ mắt, cần phải đến gặp bác sĩ theo khuyến nghị. Bạn có thể cần theo dõi trong một năm hoặc hơn. Hãy chắc chắn thông báo bất kỳ triệu chứng mới nào cho bác sĩ ngay lập tức.

Bạn cũng cần theo dõi các tình trạng sức khỏe khác có thể ảnh hưởng đến mắt. Nếu bạn có vấn đề về tim hoặc tiểu đường, hãy làm theo khuyến nghị của bác sĩ. Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Có thể lấy lại thị lực sau khi bị đột quỵ ở mắt nhưng đa số mọi người đều bị mất thị lực. Một số trường hợp có thể dẫn đến mù lòa.

Phòng ngừa

Nếu bạn cho rằng mình hoặc ai đó bạn biết đang bị đột quỵ mắt, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Đột quỵ mắt không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa nhưng có một số điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ xảy ra.

Theo dõi bệnh tiểu đường. Giữ lượng đường trong máu ở phạm vi tối ưu theo lời khuyên của bác sĩ.

Điều trị bệnh tăng nhãn áp. Bệnh tăng nhãn áp làm tăng áp lực trong mắt, làm tăng nguy cơ đột quỵ ở mắt. Thuốc có thể giúp kiểm soát áp lực.

Theo dõi huyết áp. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc tất cả các loại đột quỵ. Thay đổi lối sống có thể tạo ra sự khác biệt. Một loạt các loại thuốc huyết áp hiệu quả cũng có sẵn.

Kiểm tra cholesterol. Nếu quá cao, chế độ ăn kiêng và tập thể dục có thể giúp cải thiện. Nếu cần thiết, có thể dùng thuốc để kiểm soát tình trạng này.

Không hút thuốc. Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc tất cả các loại đột quỵ.

 

Bình luận
Tin mới
  • 09/09/2024

    Dấu hiệu bạn đang thiếu chất xơ và cách bổ sung an toàn

    Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.

  • 09/09/2024

    Căng thẳng quá mức trong công việc tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ

    Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.

  • 09/09/2024

    Cần lưu ý gì khi uống Astaxanthin để chống oxy hoá?

    Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.

  • 09/09/2024

    Sỏi mật có dễ tái phát không?

    Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.

  • 08/09/2024

    9 nguyên nhân khiến bạn bị ngứa mắt

    Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

  • 08/09/2024

    Gợi ý 6 loại đồ uống giúp giảm trào ngược acid dạ dày buổi tối

    Tình trạng trào ngược acid dạ dày buổi tối có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, đau họng, hơi thở có mùi… Lựa chọn các đồ uống thảo mộc giúp làm giảm tình trạng khó chịu này.

  • 08/09/2024

    Những điều cần biết về vaccine phòng sốt xuất huyết

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.

  • 08/09/2024

    3 cách tự nhiên giúp giảm buồn nôn

    Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.

Xem thêm