Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cảnh báo dấu hiệu nhận biết cục máu đông

Cục máu đông là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não. Cục máu đông có thể hình thành ở đâu đó trong cơ thể, khi nó xuất hiện không đúng lúc, đúng nơi sẽ khiến dòng máu gặp rào cản gây ra hiện tượng tắc nghẽn hệ tuần hoàn dẫn đến những hậu quả và biến chứng khác nhau.

Chân sưng tấy, màu đỏ và nóng có thể là dấu hiệu có cục máu đông tại đây.

Cách nhận biết cục máu đông ở các cơ quan khác nhau

Tùy vào vị trí cục máu đông xuất hiện mà có những dấu hiệu cảnh báo khác nhau. Ghi nhớ những dấu hiệu này sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện cục máu đông sớm, từ đó dễ dàng phòng ngừa đột quỵ.

Dấu hiệu cục máu đông ở tim

Khi cục máu đông xuất hiện ở tim, người bình thường có các dấu hiệu đặc trưng cần lưu ý như: Cảm thấy đau ngực dữ dội, cánh tay đau và nhức mỏi, cơ thể đổ nhiều mồ hôi và khó thở.

Dấu hiệu cục máu đông ở các chi

Cục máu đông ở tay, chân thường là huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ có những dấu hiệu như: Sưng tấy ở tay chân vùng có cục máu đông đi qua; Cánh tay hoặc chân chuyển màu đỏ hoặc xanh, nóng hoặc ngứa; Cảm thấy đau; Chuột rút ở cẳng chân…

Dấu hiệu cục máu đông ở phổi

Cục máu đông ở phổi thường bắt đầu từ một tĩnh mạch sâu ở cánh tay hoặc chân, sau đó vỡ ra và di chuyển đến phổi. Khi đó người bệnh thường có các biểu hiện như: Khó thở, đau ngực, bắt đầu ho, đổ mồ hôi, chóng mặt…

Dấu hiệu cục máu đông ở thận

Cục máu đông ở thận có thể gây cản trở quá trình loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, từ đó gây tăng huyết áp hoặc thậm chí suy thận. Người bệnh thường có các dấu hiệu như: Đau ở bên bụng, chân hoặc đùi, đi tiểu ra máu, sốt, buồn nôn hoặc nôn, tăng huyết áp, phù chân.

Dấu hiệu cục máu đông ở não

Khi cục máu đông xuất hiện ở não thì người bệnh sẽ có những biểu hiện như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, liệt mặt, méo miệng, giọng nói ngọng lắp, chân tay khó cử động, yếu nửa người…

Cần làm gì khi cục máu đông xuất hiện?

Khi bạn đã biết bản thân có cục máu đông, việc đầu tiên cần làm là sử dụng các thuốc chống đông máu, thuốc làm tan cục máu đông. Các loại thuốc này thường được bác sĩ kê khi bạn đi khám tại bệnh viện. Lưu ý bạn cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc này. Các thuốc chống đông máu thường có tác dụng không mong muốn đó là gây xuất huyết, chảy máu rất nguy hiểm nếu không kiểm soát được.

Tập thể dục thường xuyên cũng là giải pháp giúp bạn ngăn ngừa cục máu đông hình thành thêm. Khi bạn tập thể dục, khí huyết được lưu thông đến khắp các cơ quan trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa sự tắc nghẽn và hình thành cục máu đông. Tập thể dục cũng khiến quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn, giúp tim đập nhanh hơn, giảm sự tích tụ mỡ thừa, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 triệu chứng "ngầm" cảnh báo về cục máu đông tồn tại trong cơ thể.

Lan Khuê - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm