Bạn đừng ngạc nhiên nếu biết sữa đậu nành có những yếu tố giải nhiệt hiệu quả mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Nắng nóng dễ làm cơ thể mất nước và chất khoáng.
Sữa đậu nành - không chỉ giải nhiệt mà còn lợi trăm bề
Khi nóng bức, cơ thể thường nhanh chóng mất nước và chất điện giải thông qua việc tiết nhiều mồ hôi. Việc uống sữa đậu nành trong những ngày hè là cách giúp bổ sung nước, chất điện giải, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và duy trì cường độ làm việc hiệu quả.
Lý giải điều này, Đông y cho rằng đậu nành vị ngọt, tính bình, giúp giải độc, bổ dưỡng, trừ phiền... Vào mùa hè, cơ thể phải vận động nhiều khiến bạn dễ mệt mỏi, tinh thần uể oải, suy nhược. Khi đó, uống sữa đậu nành là một sự lựa chọn hợp lý bởi đậu nành có vị ngọt mát, có tác dụng giải nóng, tiêu khát, trừ bỏ phù thũng, lợi tiểu, chữa lở loét. Đông y cũng xem đậu nành là một loại "dược thực lưỡng dụng" (vừa là thực phẩm vừa là thuốc). Ngoài ra, đậu nành còn chứa đủ các loại axit amin, giàu carbohydrate, enzym, vitamin và muối khoáng… tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.
Còn theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các loại đậu, đặc biệt là đậu nành, chính là loại thức ăn có lượng đạm rất cao, giàu vitamin và khoáng chất. Nguồn đạm trong đậu nành có giá trị như đạm động vật. Đây là nguồn thực phẩm dồi dào đạm dễ hấp thu, kẽm, sắt, lysine và các vitamin. Dùng đậu nành còn giúp giảm cholesterol xấu, điều hòa huyết áp, giảm co thắt tim, phòng tránh bệnh đái tháo đường, thừa cân béo phì. Ngoài ra các thành phần đặc biệt trong đậu nành như Isoflavone giúp ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ hấp thụ canxi cho cơ thể…(**)
Chính vì thế, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ khuyến nghị nên bổ sung ít nhất 25g đạm đậu nành mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh tật và hạn chế bệnh tim mạch.
Chủ động dinh dưỡng cân bằng - duy trì thói quen lành mạnh
Bạn có thể dùng sữa đậu nành giải nhiệt trong những ngày nắng nóng, chỉ cần lưu ý khi mới đi ngoài trời nắng nóng, cần uống từng ngụm nhỏ, không nên uống quá nhanh, nhiều cùng lúc. Bên cạnh đó bạn có thể dùng đậu nành để pha chế thành nhiều loại đồ uống khác nhau, như sinh tố, nước ép trái cây, trà sữa,... để tăng thêm vị thơm ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên, không chỉ trong ngày hè, mà việc duy trì thói quen uống sữa đậu nành thường xuyên sẽ giúp bạn và gia đình có thêm nguồn dinh dưỡng thực vật cân bằng với dinh dưỡng động vật – vốn đang là một xu hướng được khuyến khích trên toàn thế giới.
Với cuộc sống hiện đại, việc giải khát hay bổ sung dinh dưỡng bằng sữa đậu nành có thể dễ dàng hơn với nhiều sản phẩm sữa đậu nành đóng hộp tiện lợi giúp bạn thuận tiện khi đi tập thể dục thể thao hoặc mang đi làm, đi công tác xa…
Cuối cùng, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn có thể uống sữa đậu nành vào bất kỳ lúc nào trong ngày như buổi sáng, buổi trưa, ban đêm trước khi đi ngủ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Uống nước trước bữa ăn sáng có giúp giảm cân không?
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.