Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Triệu chứng của giảm thể tích tuần hoàn

Giảm thể tích tuần hoàn là tình trạng mất từ ​​15% lượng máu và dịch lưu thông trong cơ thể trở lên, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan trọng. Bài viết này mô tả các triệu chứng và nguyên nhân gây giảm thể tích tuần hoàn cũng như các chẩn đoán và điều trị tình trạng này.

Có nhiều nguyên nhân gây giảm thể tích tuần hoàn, ví dụ như: mất nước nghiêm trọng hoặc chảy máu ồ ạt. Trong trường hợp nghiêm trọng, giảm thể tích tuần hoàn có thể dẫn đến sốc và tử vong. 

Giảm thể tích tuần hoàn là gì?

Không nên nhầm lẫn giảm thể tích tuần hoàn với mất nước. Giảm thể tích tuần hoàn là tình trạng giảm thể tích dịch thể trong hệ thống mạch máu và hệ bạch huyết, có thể đi kèm với sự sụt giảm chất lỏng toàn cơ thể. Còn mất nước là sụt giảm chất lỏng toàn cơ thể. Giảm thể tích tuần hoàn có thể xảy ra do mất nước nhưng cũng có thể đến từ những nguyên nhân khác.

Giảm thể tích tuần hoàn xảy ra như thế nào?

Giảm thể tích tuần hoàn - Hypovolemiatheo ghép của từ thể tích ( hypo- )  và thấp ( -volemia ). Đây là tình trạng liên quan đến việc giảm thể tích dịch ngoại bào. Dịch ngoại bào là những chất tồn tại bên ngoài tế bào, chẳng hạn như huyết tương hoặc dịch bạch huyết.

Giảm thể tích tuần hoàn là do mất máu hoặc mất nước. Trong cả hai trường hợp, việc giảm mạnh các loại thể dịch làm giảm thể tích máu toàn phần trong cơ thể. Điều này làm giảm lượng oxy được cung cấp cho các tế bào và mô trên khắp cơ thể. Khi tình trạng giảm thể tích tuần hoàn trở nên trầm trọng, lượng máu trong động mạch và tĩnh mạch thấp sẽ khiến huyết áp của bạn giảm xuống. Và khi thể tích tuần hoàn giảm đến mức các cơ quan không thể hoạt động, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái sốc. Sốc do giảm thể tích tuần hoàn được gọi cụ thể là sốc giảm thể tích.

Đọc thêm bài viết: Mất bao lâu để giảm nồng độ cholesterol trong máu?

Các triệu chứng của giảm thể tích tuần hoàn 

Giảm thể tích tuần hoàn gây ra các triệu chứng toàn thân, nghĩa là toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng do lưu lượng máu giảm. Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn khi lượng dịch thể trong cơ thể tiếp tục giảm. Các triệu chứng giảm thể tích tuần hoàn có thể không được nhận ra trong giai đoạn đầu và chỉ trở nên rõ ràng khi thể tích tuần hoàn giảm tới 30%.

Giảm thể tích tuần hoàn được phân loại thành các giai đoạn từ 1 - 4, biểu thị phần trăm thể tích chất lỏng bị mất. Các triệu chứng khi giảm thể tích tuần hoàn phát triển và tăng dần từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, như sau:

Giai đoạn 1: Mất tới 15% thể tích

Giai đoạn 2: Mất 15-30% thể tích

Giai đoạn 3: Mất 30-40% thể tích

Giai đoạn 4: Mất hơn 40% thể tích

  • Da nhợt nhạt
  • Nhiệt độ da giảm
  • Khô miệng
  • Khát
  • Da nhợt nhạt, lạnh ẩm
  • Nhịp tim tăng nhẹ
  • Nhịp thở tăng nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Lo lắng bồn chồn
  • Tiểu ít
  • Đổ quá nhiều mồ hôi
  • Nhịp tim tăng trên 120 nhịp/ phút
  • Thở nhanh nông
  • Kiệt sức, mệt mỏi
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Trạng thái tinh thần không ổn định
  • Lượng nước tiểu giảm đáng kể
  • Da xanh nhợt, đổ mồ hôi quá nhiều
  • Nhịp tim trên 140 nhịp/ phút, mạch yếu
  • Thở cực nhanh, nông
  • Thờ ơ, gọi không đáp ứng
  • Ý thức không ổn định
  • Ít hoặc gần như không có nước tiểu
  • Ngất xỉu
  • Hôn mê

Sốc giảm thể tích

Theo thuật ngữ y học, sốc là phản ứng của cơ thể khi huyết áp giảm đột ngột. Sốc giảm thể tích là một loại sốc do mất máu hoặc chất lỏng nghiêm trọng, khiến tim không thể bơm đủ máu để phục vụ nhu cầu của cơ thể. Các trường hợp sốc khác có thể kể đến như sốc tim - liên quan đến rối loạn chức năng của tim và sốc phản vệ do phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Sốc giảm thể tích là một trường hợp cấp cứu. Tình trạng sốc tiến triển bắt đầu với tình trạng giảm thể tích tuần hoàn ở giai đoạn 1 và khi chuyển sang giai đoạn 4 là thời điểm lượng máu trong cơ thể không đủ cho các hoạt động của các cơ quan. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và những tổn thương không thể phục hồi, đồng thời làm tăng nguy cơ tử vong. Theo một nghiên cứu năm 2022, cứ 3 người bị sốc bên ngoài bệnh viện thì có khoảng một người chết trong vòng 30 ngày, ngay cả khi được điều trị y tế.

Nguyên nhân gây ra tình trạng giảm thể tích tuần hoàn

Giảm thể tích tuần hoàn có thể từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào nguyên nhân. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng giảm thể tích tuần hoàn là:

  • Mất nước nghiêm trọng: Nguyên nhân do thiếu nước, suy dinh dưỡng, nôn, tiêu chảy nặng, hoặc đổ mồ hôi nhiều trong bệnh tăng tiết mồ hôi - hyperhidrosis
  • Chảy máu bên ngoài: Do vết thương nặng, vết cắt hoặc vết bỏng
  • Chảy máu trong: Do chấn thương hoặc các bệnh lý như phình động mạch chủ, vỡ lá lách, chửa ngoài tử cung hoặc bệnh loét dạ dày tá tràng
  • Các vấn đề về thận: Nguyên nhân do đa niệu, suy thận cấp tính hoặc lạm dụng thuốc lợi tiểu
  • Sự tích tụ chất lỏng trong các khoang cơ thể: Gây ra bởi các bệnh như viêm tụy cấp tính, xơ gan, suy tim tiến triển, hội chứng thận hư và tắc ruột khiến nước từ các mô bị hút vào ổ bụng và các khoang khác

Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn giúp làm giảm lượng triglyceride trong máu

Chẩn đoán giảm thể tích tuần hoàn

Để xác định tình trạng giảm thể tích tuần hoàn người ta thường không sử dụng đến các xét nghiệm máu. Thông thường bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng của người bệnh để đưa ra chẩn đoán. Các dấu hiệu quan trọng để đánh giá tình trạng giảm thể tích tuần hoàn:

  • Huyết áp
  • Nhịp tim
  • Nhịp thở
  • Thời gian hồi máu của mao mạch hay thời gian làm hồng móng tay là thời gian mà máu đi từ các mạch nhỏ đến da để đánh giá tình trạng tưới máu của cơ thể, thực hiện ở vị trí khác như ở mu bàn chân, mặt trong cẳng chân, cẳng tay hoặc vùng xương ức, ấn giữ 5 giây rồi buông ra. Thời gian này càng ngắn càng tốt.

Tất cả các dấu hiệu này đều phản ánh tình trạng thể tích máu cũng như chức năng hoạt động tim mạch của bạn. Khi hỏi bệnh sử và thăm khám, bác sĩ có thể hỏi về lượng nước bạn uống vào, tiền sử nôn hoặc tiêu chảy và lượng nước tiểu của bạn. Bạn cũng có thể cần đo huyết áp và mạch khi nằm, ngồi và đứng. Những thay đổi về dấu hiệu sinh tồn giữa các tư thế khác nhau có thể cho thấy sự hiện diện của tình trạng giảm thể tích tuần hoàn.

Điều trị giảm thể tích tuần hoàn

Bồi phụ thể dịch là phương pháp điều trị giảm thể tích tuần hoàn. Loại chất lỏng được sử dụng cho tình trạng giảm thể tích tuần hoàn sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp và nguyên nhân gây giảm thể tích tuần hoàn. Trong trường hợp mất máu trực tiếp, người bệnh có thể cần truyền máu trong những trường hợp nặng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là cần điều trị theo nguyên nhân cơ bản của tình trạng này.

Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn. Tham khảo dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

BS Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell Health
Bình luận
Tin mới
  • 23/03/2025

    10 loại rau củ giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết

    Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…

  • 23/03/2025

    Dị ứng mùa xuân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

    Mùa xuân, khi vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc, cũng là lúc nhiều người phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu của tình trạng dị ứng.

  • 22/03/2025

    Nhịn ăn gián đoạn kéo dài có hại gì?

    Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.

  • 22/03/2025

    8 lý do khiến bạn vẫn bị sâu răng mặc dù đã đánh răng và dùng chỉ nha khoa

    Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.

  • 21/03/2025

    Mỗi ngày ăn một bữa - Giảm cân, giảm luôn sức khỏe?

    Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.

  • 21/03/2025

    Táo đỏ: Thực phẩm bổ dưỡng hay chiêu thổi phồng từ quảng cáo?

    Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 21/03/2025

    Nguyên nhân nào khiến tóc rụng ngày càng nhiều?

    Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?

  • 21/03/2025

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn sinh mổ?

    Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.

Xem thêm