Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị viêm khớp gối

Nghỉ ngơi và dùng thuốc là những biện pháp cần thiết để làm giảm tình trạng đau do viêm xương khớp. Tuy nhiên, đây không phải là những lựa chọn điều trị duy nhất. Dưới đây là những biện pháp giảm đau do viêm khớp gối bạn nên biết.

Điều trị viêm khớp gối

Cho dù bạn mới được chẩn đoán bị viêm khớp gối hay đã bị viêm khớp khối trong nhiều năm, thì chắc hẳn, đôi khi, bạn cũng có một số câu hỏi về cơn đau khớp gối của mình, ví dụ như: bạn nên nghỉ ngơi hay hoạt động? Bạn có nên tiếp tục duy trì phương pháp điều trị của bạn hay chuyển sang thử một phương pháp điều trị mới? Dưới đây là những gì các chuyên gia điều trị về khớp gối khuyên bạn:

Biết rõ về phương pháp điều trị của bạn

Có rất nhiều lựa chọn cho việc điều trị viêm khớp gối, có nguyên nhân là do rách và mòn khớp. Đầu tiên, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn để đầu gối nghỉ ngơi và tránh các hoạt động làm nặng thêm cơn đau khớp gối của bạn, cùng với đó là sử dụng một vài loại thuốc giảm đau không cần kê đơn, như acetaminophen hoặc ibuprofen. Nhưng bạn cũng có thể cân nhắc đến việc sử dụng một số loại thuốc khác, các cách điều trị khác và một vài sự thay đổi về lối sống để giúp làm giảm cơn đau của bạn.

Thuốc giảm đau bôi ngoài da

Giúp bạn giảm đau và loại bỏ các vấn đề có thể xảy ra với dạ dày nếu sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid như aspirin, ibuprofen và naproxen.

  • Thuốc giảm đau kê đơn có tác dụng mạnh: có thể sẽ được bác sỹ kê đơn cho bạn nếu các thuốc giảm đau không cần kê đơn không phát huy tác dụng.
  • Tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic: sẽ là biện pháp tiếp theo nếu các biện pháp trên không giúp bạn giảm được cơn đau. Tiêm axit hyaluronic có thể giúp đầu gối của bạn không đau trong vòng nhiều tháng.

Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả, bạn có thể sẽ cần phải phẫu thuật hoặc thay khớp hoàn toàn. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng cần phải phẫu thuật.

Biết được khi nào nên nghỉ ngơi

Nếu bạn bị đau và bị viêm, tốt nhất bạn nên để đầu gối của mình nghỉ ngơi và tránh các hoạt động làm nặng thêm cơn đau khớp của mình.

Tuy nhiên, bạn vẫn nên luyện tập

Các hoạt động thể chất và các bài tập thể dục có kiểm soát là chìa khóa để cải thiện khớp gối của bạn. Các bài tập aerobic, bơi lội, đạp xe có thể giúp trái tim và lá phổi của bạn khỏe mạnh, giúp tăng sức bền, giảm cảm giác mệt mỏi. Các bài tập sức mạnh, giãn cơ sẽ giúp cải thiện chức năng khớp, khả năng giữ thăng bằng và giảm nguy cơ té ngã của bạn. Nghiên cứu cũng đã chứng minh được điều này. Theo một nghiên cứu vào tháng 6 năm 2016 trên tạp chí  Annals of Physical and Rehabilitation Medicine, kế hoạch luyện tập và giảm cân không chỉ giúp làm giảm tình trạng đau mà còn có thể cải thiện chức năng khớp gối ở những người bị viêm khớp gối.

Tuy nhiên, những người bị viêm khớp gối thường được khuyên tránh các hoạt động thể lực cường độ cao, ví dụ như chạy đường dài, đặc biệt là chạy trên vỉa hè, đường chạy hoặc trên máy chạy bộ. Bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ về các loại bài tập phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.

Phối hợp nhiều lời khuyên của các bác sỹ khác nhau

Phối hợp lời khuyên của nhiều bác sỹ thuộc các chuyên khoa khác nhau có thể sẽ đem lại kết quả tốt nhất cho bạn. Các bác sỹ chuyên khoa mà bạn có thể tham khảo ý kiến bao gồm những bác sỹ thuộc các chuyên ngành về cơ xương, ví dụ như thấp khớp, chỉnh hình và vật lý trị liệu. Một bác sỹ vật lý trị liệu có thể giúp bạn luyện tập các bài tập kéo giãn, tăng cường sức mạnh, giúp bạn giảm đau, cải thiện chức năng và sức bền của khớp khối. Bác sỹ vật lý trị liệu cũng có thể cung cấp các biện pháp điều trị như chườm nóng, kích thích điện và massage giảm đau. Một bác sỹ trị liệu nghề nghiệp có thể sẽ giúp bạn hạn chế tối thiểu áp lực tác dụng lên khớp gối và giảm đau khi bạn thực hiện các hoạt động thường ngày tại nhà hoặc tại nơi làm việc.

Cân nhắc đến việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ

Đeo dụng cụ bảo vệ đầu gối hoặc sử dụng gậy chống có thể giúp làm giảm đau và cứng khớp, cải thiện chứng năng đầu gối. Bác sỹ trị liệu nghề nghiệp có thế sẽ giúp bạn tìm được thiết bị đúc sẵn hoặc tùy chỉnh phù hợp.

Tìm hiểu về các biện pháp trị liệu bắt buộc và thay thế.

Có rất nhiều biện pháp trị liệu không dùng thuốc đã được chứng minh có thể giúp làm giảm cơn đau đầu gối do viêm khớp, bao gồm châm cứu, tập thái cực quyền, massage. Một nghiên cứu tháng 2 năm 2016 trên tạp chí Medicine cho thấy, Moxibustion – một dạng trị liệu phối hợp giữa chườm nóng và châm cứu có thể có hiệu quả tương tự như việc dùng thuốc trong điều trị viêm khớp gối.

Giảm cân nếu bạn bị thừa cân

Giảm cân có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh viêm khớp tại các khớp thường xuyên phải chịu lực nặng.

Ăn uống dinh dưỡng

Một chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại các gốc tự do (là những phân tử có thể tấn công và làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh). Các loại rau và trái cây nhiều màu sắc là những nguồn thực phẩm rất giàu các chất chống viêm, chống oxy hóa như vitamin C, D, E và selen. Bạn cũng nên cân nhắc bổ sung thêm các loại cá béo vào trong chế độ ăn của mình, ví dụ như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích. Đây là những loại cá rất giàu axit béo omega 3, có tác dụng chống viêm.

Tin tưởng bác sỹ.

Nếu bạn tin tưởng đội ngũ bác sỹ điều trị của mình, bạn nên tuân thủ các khuyến nghị cũng như chỉ định của bác sỹ, cũng như tự có ý thức chăm sóc sức khỏe của mình.

Trao đổi về những triệu chứng của bạn nếu triệu chứng diễn biến nặng hơn

Kế hoạch điều trị của bạn sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm khớp. Ví dụ, trong những trường hợp nghiêm trọng, thì việc dùng thuốc, tiêm trong khớp có thể sẽ có rất ít tác dụng, và do vậy, nhu cầu phẫu thuật có thể sẽ cao hơn. Nếu thấy có bất cứ thay đổi nào trong triệu chứng của bạn, hãy nói với bác sỹ để bác sỹ có thể thay đổi kế hoạch điều trị của bạn. Bệnh của bạn có thể sẽ phát triển đến mức mà các thuốc bạn dùng gần đây không hiệu quả nữa. Trong những trường hợp này, thay đổi kế hoạch điều trị có thể sẽ có ích.

Thông tin thêm trong bài viết: Những biện pháp giảm đau khớp gối tại nhà

 

Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

Xem thêm