Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu biến chứng của viêm khớp dạng thấp

Tình trạng viêm do viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến các bệnh về phổi, các vấn đề tim mạch, tổn thương dây thần kinh và loãng xương.

Dấu hiệu biến chứng của viêm khớp dạng thấp

Mặc dù viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến khớp, nhưng căn bệnh mãn tính này cũng có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng lên các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm mắt, phổi, tim, xương, dây thần kinh và mạch máu.

Tuy nhiên, phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp có thể giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các biến chứng có thể xảy ra, bao gồm:

Biến chứng về mắt

Viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ có các biến chứng về mắt, ví dụ như hội chứng khô mắt. Phần lòng trắng và giác mạc của mắt sẽ bị viêm. Biến chứng nghiêm trọng của viêm khớp dạng thấp liên quan đến mắt cũng có thể gây mù lòa.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm các vấn đề về mắt bao gồm:

  • Nhìn mờ
  • Khô mắt
  • Đau mắt
  • Không thể nhìn vào các nguồn sáng
  • Đỏ mắt
  • Thay đổi hoặc mất thị lực

Bệnh về phổi

Khoảng 10-20% số người bị viêm khớp dạng thấp sẽ phát triển bệnh phổi mãn tính vào thời điểm nào đó. Điều này đã được công bố trên một nghiên cứu vào năm 2010 xuất bản trên tạp chí Arthritis&Rheumatism. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, nguy cơ phát triển bệnh viêm phổi kẽ (một nhóm các rối loạn về phổi gây viêm và sẹo phổi) là 7.7% ở những người bị viêm khớp dạng thấp, so sánh với nguy cơ này ở những người không bị viêm khớp dạng thấp chỉ là 0.9%. Nguy cơ cũng sẽ tăng lên với những người bị viêm khớp dạng thấp nặng hoặc được chẩn đoán khi ở giai đoạn cuối của bệnh.

Không chỉ tình trạng viêm trong bệnh viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ sẹo phổi mà các vấn đề về phổi liên quan đến viêm khớp dạng thấp cũng bao gồm tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ và tăng huyết áp trong phổi. Thêm vào đó, một số loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây viêm lớp niêm mạc phổi.

Dấu hiệu của các biến chứng về phổi trong bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Khó thở và tình trạng khó thở ngày càng tệ hơn
  • Đau ngực
  • Ho dai dẳng kéo dài
  • Sốt

Các vấn đề về tim mạch

Các dấu hiệu của biến chứng về phổi trong bệnh viêm khớp dạng thấp, như ho và khó thở cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tim mạch. Biến chứng phổ biến của bệnh viêm khớp dạng thấp liên quan đến tim mạch là bệnh xơ vữa động mạch. Theo kết quả của một nghiên cứu năm 2013, những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị các bệnh tim mạch cao hơn 50%, nguy cơ lên cơn đau tim cao gấp 2-3 lần và nguy cơ bị đột quỵ cao hơn gần 2 lần.

Suy tim tắc nghẽn là một biến chứng khác ở các bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Suy tim tắc nghẽn thường không phải biến chứng trực tiếp mà đó là biến chứng gián tiếp sau nhiều năm bị viêm khớp dạng thấp.

Tổn thương thần kinh

Với những người bị viêm khớp dạng thấp, đau cổ hoặc các vấn đề về thăng bằng có thể là dấu hiệuc cảnh báo cho các tổn thương về thần kinh. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến phần trên của cột sống (cột sống cổ). Tổn thương các khớp ở cổ có thể gây kích thích và tăng áp lực lên các dây thần kinh ở cột sống.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm của tổn thương dây thần kinh bao gồm:

  • Đau cổ
  • Gặp vấn đề về thăng bằng, phối hợp hoặc đi lại
  • Có cảm giác lạ hoặc tê bì ở tay và chân
  • Bị yếu hoặc mất các kỹ năng vận động tinh

Viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại vi của não và cột sống. Viêm khớp dạng thấp có thể chèn ép lên dây thần kinh giữa (dây thần kinh chạy từ cẳng tay qua cổ tay đến bàn tay), gây ra hội chứng ống cổ tay. Hội chứng này sẽ gây ra cảm giác tê bì và yếu ở bàn thay cũng như làm mất một số chức năng của tay.

Viêm các mạch máu

Viêm khớp dạng thấp cũng có thể dẫn đến viêm các mạch máu (bệnh viêm mạch) Khi các mạch máu bị viêm, chúng sẽ bị chít hẹp lại hoặc giảm kich thước hay bị yếu hơn. Trong các trường hợp nặng, việc này có thể ngăn chặn sự lưu thông của dòng máu.

Dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm mạch bao gồm:

  • Có các điểm đau hoặc sưng đỏ ở phía dưới móng tay, ngón tay hoặc bàn tay
  • Mẩn đỏ và đau trên da, thường là ở da chân
  • Loét hoặc sưng trên da

Loãng xương

Tình trạng viêm trong bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có thể dẫn đến loãng xương. Thêm vào đó, một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp cũng làm giảm mật độ xương. Ngoài ra, lối sống ít vận động do đau khớp cũng có thể làm gia tăng nguy cơ loãng xương.

Dấu hiệu của loãng xương bao gồm:

  • Thay đổi tư thế hoặc độ cong của cột sống
  • Gãy xương do ngã, thường là xương cổ tay hoặc xương hông
  • Đau lưng.

Những người bị viêm khớp dạng thấp nên kiểm tra mật độ xương 2 năm một lần và thường xuyên được bổ sung vitamin D và canxi. Điều này rất quan trọng.

Giảm số lượng tiểu cầu

Tiểu cầu là những tế bào máu không có màu, đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cục máu đông và làm ngừng chảy máu. Giảm số lượng tiểu cầu thường có nguyên nhân là các rối loạn riêng biệt, ví dụ như viêm khớp dạng thấp hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Giảm số lượng tiểu cầu không phải là biến chứng trực tiếp của viêm khớp dạng thấp nhưng một số loại thuốc chữa viêm khớp dạng thấp có thể gây ra giảm số lượng tiểu cầu.

Triệu chứng của giảm số lượng tiểu cầu bao gồm:
  • Dễ bị bầm tím hoặc bị bầm tím quá mức
  • Xuất huyết dưới da, thường là da chân (xuất hiện các nốt màu đỏ tím, nhỏ li ti trông như phát ban ở ngay ưới da)
  • Chảy máu kéo dài khi vết thương rất nhỏ
  • Có máu trong phân hoặc nước tiểu
  • Chảy máu tự phát như chảy máu mũi hoặc chảy máu lợi
  • Có chu kỳ kinh nguyệt chảy nhiều máu
  • Chảy máu quá mức sau khi chữa răng hoặc trong khi phẫu thuật

Trong khi điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân nên được kiểm tra số lượng tế bào máu để có thể phát hiện sớm các trường hợp giảm tiểu cầu trước khi biến chứng này trở nên nguy hiểm hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp đến cơ thể

Bình luận
Tin mới
  • 08/12/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm

    Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

    Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ích cho làn da của bạn như thế nào?

    Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.

  • 07/12/2024

    Bí quyết để xương chắc khỏe ở thời kỳ mãn kinh

    Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

  • 07/12/2024

    Nên làm gì khi bé gái dậy thì sớm?

    Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.

  • 07/12/2024

    Hút thuốc lá điện tử làm giảm lưu lượng máu của cơ thể

    Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.

  • 07/12/2024

    Những điều kỳ lạ xảy ra với làn da của bạn khi bạn già đi

    Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.

  • 07/12/2024

    7 nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng

    Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.

Xem thêm