Nên tránh xa rượu bia, pizza đông lạnh, thịt chế biến... để bảo vệ thận.
Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu, nằm ở khoang bụng sau phúc mạc đối xứng nhau qua cột sống. Thận có chức năng lọc máu và đào thải độc tố ra ngoài. Bên cạnh đó, cơ quan này còn giúp tái hấp thu nước, các acid amin và glucose.
Hai bệnh mạn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận là đái tháo đường (tiểu đường) và tăng huyết áp (huyết áp cao). Bệnh thận được phân loại thành 4 tình trạng gồm sỏi thận, chấn thương thận cấp tính (suy thận cấp), bệnh thận mạn tính (CKD), bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD). Hạn chế lượng natri và chất béo bão hòa là một trong những cách hiệu quả để giảm nguy cơ và quản lý bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, từ đó có thể ngăn ngừa bệnh thận phát triển.
Dưới đây là một số thực phẩm nên tránh để bảo vệ thận của bạn tốt nhất:
1. Thịt chế biến
Theo Eatthis.com, các loại thịt đã qua chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội... đều có hại đối với sức khỏe thận bởi chúng chứa nhiều natri và protein có nguồn gốc từ động vật. Bổ sung vượt quá 2.300mg natri/ngày có thể làm tăng huyết áp, điều này gây căng thẳng cho thận.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, những người trên 51 tuổi, người bị tăng huyết áp, bệnh thận hoặc đái tháo đường nên nạp trung bình 1.500 mg (khoảng nửa thìa cà phê) natri/ngày; Người lớn và thanh thiếu niên khỏe mạnh từ 14 tuổi trở lên cần giới hạn lượng natri không quá 2.300 mg/ngày; Trẻ em dưới 14 tuổi cần không quá 1.500 đến 2.200 mg natri/ngày, tùy thuộc vào độ tuổi.
2. Pizza đông lạnh
Một chiếc bánh pizza đông lạnh thường được làm với các thành phần giống nhau bao gồm vỏ bánh mỳ trắng, nước sốt cà chua có hàm lượng natri cao, pho mát chứa nhiều chất béo và thịt đã qua chế biến như xúc xích. Khi kiểm tra thông tin thành phần dinh dưỡng trên bao bì có thể bạn sẽ kinh ngạc với lượng natri và chất béo bão hòa vượt quá khuyến nghị ăn mỗi ngày.
Bên cạnh đó, thực phẩm này cũng được chế biến nhiều và chứa nhiều tinh bột tinh chế. Loại tinh bột này được tiêu hóa nhanh chóng và có xu hướng làm tăng đột biến lượng đường trong máu.
3. Khoai tây chiên
Khoai tây chiên là một trong những thực phẩm không tốt cho sức khỏe thận. Bởi nó có hàm lượng kali cao, đây là khoáng chất thường được khuyên nên theo dõi nếu thận bị tổn thương. Vì vậy, bạn nên tránh xa đồ chiên rán này để bảo vệ tim và thận của mình.
4. Xì dầu
Ở Việt Nam, ngoài nước mắm thì xì dầu (nước tương) cũng là một loại gia vị vô cùng được ưa chuộng. Thực tế, xì dầu có nguồn gốc từ Trung Quốc, được làm bằng cách lên men hạt đậu tương, ngũ cốc rang chín, nước và muối ăn. Xì dầu có vị không quá mặn, nhưng thực tế là lượng muối có trong chúng không hề ít. Chỉ với 1 thìa canh xì dầu có thể chứa 950mg natri, gần bằng 1 nửa lượng natri khuyến cáo nên ăn mỗi ngày. Do đó, bạn không nên vì yêu thích mà làm dụng chúng.
5. Thức uống chứa cồn
Chia sẻ trên health.clevelandclinic.org, Shane A. Bobart, chuyên gia về thận người Mỹ, cho biết thận có một vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Chúng lọc chất thải từ máu, điều chỉnh sự cân bằng của nước và khoáng chất trong cơ thể và sản xuất hormone. Khi bạn uống rượu bia nhiều, thận của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn để lọc chất cồn ra ngoài có thể dẫn tới suy giảm chức năng thận. Nếu uống quá nhiều, chất độc từ rượu tích tụ trong máu quá nhanh khiến thận của bạn không thể duy trì sự cân bằng chất lỏng thích hợp dẫn tới khó hồi phục khi điều trị. Sử dụng rượu bia thường xuyên có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.
Tham khảo thông tin tại bài viết: 10 thực phẩm không nên ăn quá nhiều sẽ gây hại cho thận.
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.