Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điểm G: Sự thật hay giả tưởng?

Nhiều phụ nữ tin rằng điểm này tồn tại, nhưng khoa học còn nhiều tranh cãi khác nhau.

Điểm G: Sự thật hay giả tưởng?

Điểm G là một vị trí nhiều nhạy cảm ở âm đạo được cho là góp phần mang lại khoái cảm cho người phụ nữ khi vùng này được kích thích. Trong dân gian, người ta thường nói đến điểm G và nhiều phụ nữ thường tin rằng điểm này thực sự tồn tại. Các nhà quảng cáo cũng tin là có điểm này, bằng chứng là nhiều quảng cáo trên internet hướng dẫn độc giả cách tìm thấy điểm G của bạn hoặc của bạn tình. Nhưng, chính xác thì điểm G là gì và có phải tất cả phụ nữ đều có điểm G đó không?

Ts Edwin Huang, trưởng khối phụ khoa, Bệnh viện đa khoa Massachusetts, Boston, Mỹ nói “Cộng đồng y khoa tranh luận về sự tồn tại của điểm G bởi vì chưa có bằng chứng khoa học chứng minh mốc giải phẫu này”.

Vậy thì, điểm G là một giai thoại hay sao? Nó có tồn tại thực sự hay không?  

Điểm G là gì?

Người ta cho rằng điểm G (số 4 trên hình vẽ) là một vùng rất nhạy cảm bên trong thành âm đạo, có hình giống hạt đậu ở vị trí khoảng ½ dưới thành trước âm đạo.

Thuật ngữ “điểm G” do Addiego và cộng sự đưa ra từ năm 1981, phỏng theo tên của BS Ernest Grafenberg - người đứng đầu nhóm tác giả lần đầu tiên có bài báo phát hành năm 1950. Bài báo này nói về vùng rất nhạy cảm này trong âm đạo và việc kích thích điểm này sẽ giúp tạo ra cảm giác khoái cảm mạnh mẽ.

Ý tưởng về điểm G trở nên phổ biến từ đầu thập niên 80, khi dư luận quan tâm đến một cuốn sách khá nổi tiếng về tình dục của con người có tên là Điểm G và các khám phá mới về tình dục người (The G Spot and other recent discoveries about  human sexuality) của tác giả Alice Kahn Ladas, Whipple và Perry do nhà xuất bản Holt, Rinehart, Winston phát hành năm 1982.

Bằng chứng về điểm G

Mặc dù đã được nghiên cứu từ những năm 1940, các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất về sự tồn tại của cấu trúc đặc biệt này.

Một nghiên cứu năm 2009 tại Anh quốc, sử dụng bảng câu hỏi và sự mô tả các trải nghiệm tình dục, đã kết luận rằng cấu trúc này không chứng minh được sự tồn tại về mặt khoa học mà chỉ dựa theo cảm nhận chủ quan. Nhưng các nghiên cứu khác trên lĩnh vực siêu âm lại phát hiện bằng chứng sinh lý học của điểm G ở những phụ nữ đạt được cực khoái khi giao hợp. Nghiên cứu này cũng đưa ra giả thuyết là điểm G có thể là phần kéo dài thêm của âm vật và đã góp phần tạo ra cảm giác cực khoái cho người phụ nữ.

Tuy nhiên, tổng hợp của TS Huang cho thấy “ Chưa có nhiều nghiên cứu về sự tồn tại của điểm G và cho đến nay chưa có một nghiên cứu giải phẫu học nào cho thấy bằng chứng về vị trí điểm G. Không có sự tập trung của mô thần kinh tại một vùng trong âm đạo nhiều hơn so với các vùng khác“.

Những vùng nhạy cảm nhất của cơ thể chúng ta có mật độ các đầu tận cùng thần kinh trên mỗi centimét vuông diện tích nhiều hơn so với các vùng ít nhạy cảm hơn. 

Nếu điểm G tồn tại như mô tả thì chúng ta hy vọng sẽ tìm thấy được một vùng trong âm đạo có sự tập trung nhiều đầu tận cùng thần kinh. Nhưng cho đến nay thì các nhà khoa học chưa tìm thấy một vùng như vậy.

Tại sao điểm G lại quan trọng?

Tổng hợp các bằng chứng ủng hộ và không ủng hộ sự tồn tại của điểm G cho thấy rằng mặc dù thiếu bằng chứng khoa học, nhiều phụ nữ trên khắp thế giới cũng mặc nhiên chấp nhận sự tồn tại của điểm G. Tuy nhiên, chỉ có điều đáng lo ngại là niềm tin của quá nhiều phụ nữ về sự tồn tại của điểm G đã ảnh hưởng đến tâm lý của những phụ nữ đang muốn cải thiện cuộc sống tình dục của họ. Những phụ nữ không thể tìm thấy điểm G của mình sẽ cảm thấy mình khiếm khuyết một khi họ không thể đạt được khoái cảm. Ý nghĩ này đặc biệt gây phiền toái khi dư luận chú trọng đến việc phẫu thuật cải thiện bộ phận sinh dục, trong đó có thủ thuật “cải tạo điểm G” đang ngày càng gia tăng ở các nước phương Tây, theo ghi nhận của một bài báo trên tạp chí Times.

Huang nói rằng ngoại trừ vị trí, sự mô tả điểm G nghe rất giống với sự mô tả của âm vật- là một vị trí nằm ngay trên lỗ âm đạo. Nếu bạn cần tìm kiếm một cấu trúc giải phẫu nhiều nhạy cảm ở vùng âm hộ âm đạo khi kích thích có thể giúp cho việc đạt được khoái cảm thì âm vật là một điểm rất đáng lưu tâm.

Kết luận

Trong khi có rất ít bằng chứng về sự tồn tại thực sự của điểm G, có nhiều bằng chứng – khoa học hoặc trải nghiệm - cho rằng phụ nữ có thể đạt được khoái cảm bằng việc kích thích âm vật hay một phần âm đạo.

Điều quan trọng trong cuộc sống tình dục là phải biết cởi mở chia sẻ những điều gì làm bạn thích nhất và/hoặc phải biết khám phá những điều mà bạn tình của bạn cảm thấy hứng thú - đó mới chính là chìa khóa cho một đời sống tình dục thỏa mãn và khỏe mạnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều nhỏ nhặt để chàng và nàng gắn kết yêu thương

ThS. BS. Ngô Thị Yên - Theo Bệnh viện Từ Dũ
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm